-
04-17-2015, 03:59 PM #1Junior Member
- Ngày tham gia
- Oct 2015
- Bài viết
- 0
Doanh nghiệp nông nghiệp: Trông chờ “Mai An Tiêm” thế hệ mới
Đứng ngoài cuộc chơi toàn cầu
Những số liệu mà Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa đã gióng lên hồi chuông cảnh báo cho sự tồn tại của doanh nghiệp nhỏ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.
TS. Lương Minh Huân (Viện Phát triển doanh nghiệp - VCCI) cho biết, tính đến hết năm 2014, số doanh nghiệp đăng ký thành lập đạt gần 850.000 doanh nghiệp, nhưng tỷ lệ “sống sót” chỉ khoảng 400.000. Số doanh nghiệp ngừng hoạt động và phá sản chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ.
Động lực phát triển nông nghiệp phải đến từ doanh nghiệp
“Quy mô doanh nghiệp càng nhỏ thì tỷ lệ thua lỗ càng cao. Khi quy mô nhỏ thì khả năng tham gia chuỗi cung ứng càng hạn chế. Ngoài nguyên nhân về công nghệ thì quy mô doanh nghiệp siêu nhỏ cũng là một điểm yếu của nền nông nghiệp nước ta”, TS Lương Minh Huân cho biết.
Không chỉ nhỏ về quy mô, mà theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp cũng rất ít. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ông Hà Công Tuấn cho biết, hiện cả nước chỉ có khoảng 3.500 doanh nghiệp nông nghiệp, chiếm chưa được 1% tổng số doanh nghiệp cả nước. Ngoài một số doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), hầu hết doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này đều là doanh nghiệp siêu nhỏ, năng lực cạnh tranh yếu, không có khả năng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Đặc biệt, các doanh nghiệp quy mô vừa trong lĩnh vực nông nghiệp hầu như không có.
Theo phân tích của các chuyên gia nông nghiệp, thách thức lớn nhất trong kinh doanh nông nghiệp Việt Nam là sản xuất quy mô nhỏ, phân tán, chất ượng kém, tích lũy lợi nhuận thấp nên không có khả năng mở rộng quy mô, không có khả năng tham gia chuỗi giá trị.
“Chuỗi liên kết 4 nhà của chúng ta bị phá vỡ nên dây chuyền cung ứng cũng bị vỡ theo. Có quá ít cụm liên kết chế biến nông sản, doanh nghiệp nông nghiệp quá nhỏ để vươn ra toàn cầu. Đó là những tồn tại trong kinh doanh nông nghiệp”, TS. Phạm Thị Thu Hằng, Tổng thư ký VCCI nhận xét.
Bà Hằng đề xuất, Việt Nam cần xây dựng luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa để các doanh nghiệp đủ lớn để tham gia chuỗi cung ứng. Theo đó, các chính sách ưu đãi đầu tư phải thay đổi theo hướng khuyến khích liên kết giữa doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và doanh nghiệp trong nước.
Trông chờ những “Mai An Tiêm” thế hệ mới
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn, nông sản xuất khẩu chiếm tới 1/3 kim ngạch xuất khẩu cả nước, nhưng những năm qua, thành tựu của ngành nông nghiệp chủ yếu đến từ kinh tế hộ. Mô hình này đến nay cũng đã bộc lộ nhiều khuyết điểm, chủ yếu là làm ra sản phẩm thô, giá trị gia tăng còn thấp. Trong khi đó, thu hút đầu tư vào nông nghiệp còn rất hạn chế.
“Rõ ràng, kinh tế hộ đã phát triển đến giới hạn. Động lực của tái cơ cấu nông nghiệp hiện nay phải là doanh nghiệp”, Thứ trưởng Hà Công Tuấn nói.
Theo phân tích của các chuyên gia nông nghiệp, đòi hỏi của ngành nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hiện nay là phải gắn với thị trường, nâng cao chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, sản xuất bền vững, sản xuất theo chuỗi… Để làm được điều này, không ai khác, chính các doanh nghiệp phải vào cuộc.
Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên, do nguồn lực hạn chế, các chính sách này vẫn chưa đi vào cuộc sống.
Tín hiệu vui là thời gian gần đây, hàng loạt doanh nghiệp lớn như Hoàng Anh Gia Lai, Vingroup, TH true Milk, Hòa Phát… đã đồng loạt bỏ vốn đầu tư vào nông nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản, hàng loạt tập đoàn quốc tế như Nestlé, Metro… cũng mở rộng đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam.
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cho rằng, nông nghiệp chiếm 20% GDP cả nước, song lại chỉ có 1% doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Đây chính là nguyên nhân khiến nông nghiệp đang phát triển chậm lại. Theo ông Lộc, trước đây, Việt Nam đã đúng khi lựa chọn kinh tế hộ làm động lực để đột phá nông nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay, động lực phát triển nông nghiệp phải đến từ doanh nghiệp.
“Đột phá trong lĩnh vực nông nghiệp giai đoạn này cần phải bắt đầu và gắn với quản trị doanh nghiệp, công nghệ cao và gắn với chuỗi giá trị toàn cầu. Chúng ta phải nâng tỷ lệ doanh nghiệp nông nghiệp lên 20%”, ông Lộc nói.
Chủ tịch VCCI cũng kỳ vọng, cùng với sự đi đầu của hàng loạt doanh nghiệp lớn, thời gian tới sẽ có một thế hệ doanh nghiệp mới tiên phong đầu tư vào nông nghiệp, giống như những “Mai An Tiêm” thế hệ mới, giúp ngành nông nghiệp Việt Nam lột xác.
Hà Tâm
Theo baodautu.vnBài viết cùng chuyên mục:
- Tiếp tục xếp hạng tổng công ty đặc biệt
- VNPT vận hành theo mô hình mới
- Hà Nội: Thưởng Tết cao nhất được 136 triệu đồng
- Vinalines thua lỗ lớn từ các cảng biển liên doanh với nước ngoài
- Microsoft chi 10 triệu USD thay đổi thương hiệu chuỗi cửa hàng Nokia Store
- Lọc dầu Dung Quất: Muốn “săn” cổ đông trước hết phải minh bạch
- Thaco tự tin với Peugeot
- Phó chủ tịch Hà Nội thăm Khu xử lý chất thải Đa Phước
- Thách thức với công nghiệp hỗ trợ miền Trung
- Doanh nghiệp khó nhằn miếng bánh dệt may từ TPP
Các Chủ đề tương tự
-
Doanh nghiệp Canada quan tâm tới lĩnh vực thực phẩm và nông nghiệp
Bởi tindautu trong diễn đàn Tin doanh nghiệpTrả lời: 0Bài viết cuối: 02-06-2016, 02:09 AM -
Những doanh nghiệp FDI đầu tiên đăng ký theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp 2014
Bởi tack trong diễn đàn Tin doanh nghiệpTrả lời: 0Bài viết cuối: 07-28-2015, 06:25 PM -
Triển lãm nghề nghiệp RMIT Việt Nam 2015 kết nối sinh viên và doanh nghiệp
Bởi tack trong diễn đàn Đầu tư và cuộc sốngTrả lời: 0Bài viết cuối: 07-11-2015, 12:23 AM
Căn hộ cao cấp Sky 89 chủ đầu tư Tập đoàn An Gia vị trí thuận tiện tiến độ tốt giao thông thuận tiện. Sky 89 giagocchudautu.com vị trí thuận tiện thiên đường xanh tiện nghi trọn vẹn. Căn hộ cao cấp...
Dự án Sky 89 chuẩn mực mới