-
07-17-2015, 03:24 PM #1Junior Member
- Ngày tham gia
- Oct 2015
- Bài viết
- 0
Sabeco kêu cứu, doanh nghiệp khác nín thở
Thông tin từ Sabeco cho hay, doanh nghiệp đã có văn bản báo cáo, đề xuất xử lý vấn đề này với Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Tổng Kiểm toán Nhà nước và Tổng cục Thuế và đang chờ các cơ quan này cho ý kiến. Vấn đề đặt ra lúc này là, Sabeco sẽ bị thiệt hại bao nhiêu, nếu Bộ Tài chính đồng ý với kiến nghị truy thu 408 tỷ đồng thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2013.
Theo Sabeco, trong trường hợp Bộ Tài chính, Bộ Công thương chấp thuận kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước để nộp bổ sung thuế tiêu thụ đặc biệt, thì theo Luật Quản lý thuế số 2012 ngày 20/11/2012, Sabeco sẽ bị hồi tố tiền thuế tiêu thụ đặc biệt từ năm 2008 đến nay, ước tính 350 - 400 tỷ đồng mỗi năm. Nhưng đây chưa phải là con số thiệt hại mà Sabeco phải chịu, thiệt hại vô hình khó đong đếm và còn lớn hơn nhiều.
Vụ việc Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) bị Kiểm toán Nhà nước đề xuất truy thu 408 tỷ đồng thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2013 vẫn chưa có hồi kết
Thị phần, cổ phần, giá trị thương hiệu giảm mạnh
Theo ông Phan Đăng Tuất, Chủ tịch HĐQT Sabeco, sau khi một số cơ quan báo chí đăng tải về việc Sabeco bị 'buộc truy thu hơn 408 tỷ đồng', thì một số cơ quan thông tấn, báo chí nước ngoài đưa tin Sabeco trốn thuế, buộc phải nộp 408 tỷ đồng.
'Theo tính toán của các công ty tư vấn tài chính, chúng tôi có thể sẽ mất khoảng 5% thị phần. Rất may là Sabeco chưa niêm yết trên sàn chứng khoán, nếu đã niêm yết, với thông tin sai lệch trên, Sabeco có thể bị mất giá trị cổ phần, mất thị phần khoảng 20-25%', ông Tuất cho biết.
Theo lập luận của Sabeco, Công ty TNHH một thành viên Sabeco (100% vốn của Sabeco), thay mặt Sabeco thực hiện bao tiêu toàn bộ sản phẩm của Sabeco. Còn các công ty cổ phần thương mại khu vực là công ty liên kết, có pháp nhân độc lập, không thuộc cơ cấu tổ chức của Sabeco. Do vậy, việc lấy giá bán ra của các công ty thương mại khu vực vùng để tính thuế tiêu thụ đặc biệt như Kiểm toán Nhà nước kiến nghị sẽ làm tăng thêm 10% doanh số chịu thuế, gián tiếp làm tăng 3,3% thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt tại Sabeco.
“Nếu áp thuế tiêu thụ đặc biệt theo cách tính của Kiểm toán Nhà nước sẽ ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh của Sabeco nói riêng và các doanh nghiệp nội địa nói chung, vì biên độ lợi nhuận thấp hơn nhiều so với doanh nghiệp nước ngoài, ảnh hưởng đến duy trì và phát triển các thương hiệu quốc gia trong hội nhập quốc tế”, ông Tuất cho biết.
Mặt khác, theo ông Tuất, hiện Chính phủ đang có chủ trương bán tiếp cổ phần Sabeco cho các nhà đầu tư chiến lược. Nếu thực hiện nộp thuế tiêu thụ đặc biệt như kết luận của Kiểm toán Nhà nước sẽ làm tăng thuế tiêu thụ đặc biệt lên khoảng 3,3% thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt, làm mất sức hấp dẫn đầu tư. Sabeco sẽ có nguy cơ mất khả năng cạnh tranh, khó giữ được thương hiệu quốc gia và thị trường bia Việt Nam sẽ rơi vào tay các hãng nước ngoài.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, đại diện các hãng bia, nước giải khát lớn đã định giá Sabeco không dưới 3 tỷ USD. Như vậy, nếu Sabeco bị buộc phải truy thu thuế, rất có thể Sabeco sẽ bị “mất điểm” và tụt giá trị doanh nghiệp trong mắt nhà đầu tư nước ngoài. Việc tụt giá trị này rất khó để đong đếm.
Lợi ích cổ đông, người lao động bị ảnh hưởng lớn
Dưới góc độ khác, nếu thực hiện nộp thuế tiêu thụ đặc biệt như kết luận của Kiểm toán Nhà nước, Sabeco sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro từ việc khiếu kiện, khiếu nại từ các đơn vị, cổ đông. Đối với các đơn vị có lợi nhuận thấp, đã tiến hành chia cổ tức từ năm 2008, sẽ dẫn đến việc các đơn vị này phát sinh nợ thuế.
Trong trường hợp Sabeco vẫn phải nộp 408 tỷ đồng thuế tiêu thụ đặc biệt thì Sabeco chỉ có thể lấy ở Quỹ Dự phòng và nguồn lợi nhuận chưa chia. Trên thực tế, cả 2 nguồn này đều của Nhà nước, nhưng có 10% cổ đông ngoài nhà nước và Sabeco phải xin ý kiến họ. Nếu số cổ đông này không đồng ý thì sẽ xử lý thế nào?
Mặt khác, hơn 10.000 người lao động tại Sabeco sẽ lâm vào cảnh khó khăn. Do Sabeco đã ấn định giá bán của nhà sản xuất, nên khi thay đổi cách tính thuế, Sabeco sẽ phải điều chỉnh giá bán từ năm 2008 đến nay, khiến doanh nghiệp này không thể xử lý được các vấn đề phát sinh. Bởi từ 2008 đến nay, các chỉ tiêu tài chính đã được phân chia, cổ tức đã chia cho cổ đông, lương, thưởng của người lao động đều dựa trên các chỉ số tài chính hiện có.
Như vậy, có thể thấy, thiệt hại của Sabeco không chỉ là tiền, mà còn là thương hiệu, lợi ích cổ đông... Hàng trăm doanh nghiệp có mô hình hoạt động giống doanh nghiệp này cũng đang “nín thở” ngóng phán quyết cuối cùng của các cơ quan quản lý nhà nước.
Hữu Tuấn
Theo baodautu.vnBài viết cùng chuyên mục:
- Bộ Công thương lưu ý doanh nghiệp xuất hàng sang Ả rập Xê út
- Biến động tỷ giá khiến lợi nhuận Viettel giảm mạnh
- Chủ tịch Vinaconex rời ghế sau gần 4 tháng nắm quyền
- Khánh thành trung tâm công nghệ lớn nhất Việt Nam
- Chủ tịch Tập đoàn Sao Mai cam kết "móc tiền túi để bù" nếu hộ nuôi cá tra liên kết với Tập đoàn bị lỗ
- Nhà máy cồn Ethanol Đại Tân ngừng sản xuất: Gánh nặng cho cả bốn nhà
- Làn sóng siêu thị nhỏ tính chuyện bán sỉ
- Minh bạch thông tin để xoá dần khác biệt
- Điện máy Xanh “Bắc tiến”, cơ hội nào cho cổ phiếu MWG?
- Bắc Ninh phát động chương trình sữa học đường năm học 2015 - 2016 tới toàn bộ trường mầm non
Các Chủ đề tương tự
-
Những doanh nghiệp FDI đầu tiên đăng ký theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp 2014
Bởi tack trong diễn đàn Tin doanh nghiệpTrả lời: 0Bài viết cuối: 07-28-2015, 06:25 PM -
71% doanh nghiệp lạc quan về triển vọng kinh doanh năm 2015
Bởi tack trong diễn đàn Tin doanh nghiệpTrả lời: 0Bài viết cuối: 03-18-2015, 11:10 PM
:o Bạn đang tìm kiếm giải pháp bảo vệ sân Pickleball khỏi thời tiết bất chợt? Mái che sân từ Phương Trang không chỉ bền bỉ mà còn tối ưu cho mọi sân thể thao, giúp các hoạt động luôn thoải mái và an...
Cùng khám phá sân Pickleball với...