TS. Nguyễn Anh Tuấn, Tổng Biên tập Báo Đầu tư, Trưởng Ban tổ chức phát biểu khai mạc Diễn đàn M&A Việt Nam năm 2015. Ảnh: Lê Toàn



Ngoài diễn biến thực tiễn của thị trường M&A, chủ đề nói trên được xác định trên cơ sở Việt Nam đang xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020, chuẩn bị bước vào một chu kỳ phát triển mới với những nhiệm vụ, mục tiêu mới to lớn hơn. Hoạt động M&A đang đứng những cơ hội được mở ra từ việc nâng cao tốc độ tăng trưởng gắn với phát triển bền vững dựa trên cải cách thể chế, tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, chủ động hội nhập sâu rộng với thế giới qua việc ký kết và thực thi hàng loạt hiệp định thương mại tự do với các đối tác lớn, cũng như việc tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC).
“Đối thoại chính sách” là Chủ đề của Phiên thứ nhất tập trung vào các vấn đề đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới đầu tư trong nước và quốc tế. Đó là các chuyển động chính sách gần đây như Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp sửa đổi có hiệu lực từ 1/7, Nghị định 60/2015/NĐ-CP của Chính phủ cho phép nới room đối với các nhà đầu tư nước ngoài ở nhiều lĩnh vực…có tác động như thế nào đến nền kinh tế nói chung và thị trường M&A nói riêng. Mặt khác, trước sự chao đảo của TTCK Trung Quốc gần đây, một câu hỏi mang tính thời sự đang được đặt ra là sự kiện này sẽ tác động như thế nào tới chính sách mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam, cũng như tới nền kinh tế Việt Nam?
TS Vũ Bằng, Chủ tịch UBCKNN cho rằng, các nhân tố thúc đẩy M&A tại Việt Nam đó chính là quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, tái cơ cấu ngành ngân hàng cùng với Nghị định 60 chính thức mở room cho nhà đầu tư nước ngoài.
Liên quan đến TTCK, từ đầu năm đến nay còn nhiều thách thức, nhất là khi NHNN thắt chặt dòng vốn từ ngân hàng sang chứng khoán. Tuy nhiên, không phải vì thế mà chứng khoán không có cơ hội hồi phục. TTCK Việt Nam vẫn trên đà hồi phục và là một trong những thị trường hồi phục nhanh nhất trong khu vực. Liên quan đến Nghị định 60, ông Bằng cho rằng, đây là một trong những minh chứng thể hiện cam kết cải cách của Chính phủ với sự hội nhập của kinh tế thế giới.
Các điều kiện này sẽ tạo cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài trong nhiều lĩnh vực tiềm năng của Việt Nam như: sắt thép, bán lẻ… Ngay trong tháng này sẽ ban hàng quy định nới room cho nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, với sản phẩm chứng khoán phái sinh cũng đang trong quá trình được hoàn thiện để được triển khai. Với sự hồi phục của TTCK sẽ là điều kiện để thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa và đẩy mạnh làn sóng M&A trong thời gian tới.






Toàn cảnh Diễn đàn Mua bán - Sáp nhập doanh nghiệp Việt Nam 2015. Ảnh: Lê Toàn




Ông Phan Đức Hiếu, Trưởng ban Môi trường Kinh doanh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, có 3 vấn đề tác động đến tăng trưởng M&A gồm: Luật doanh nghiệp. Với những thay đổi của Luật doanh nghiệp mới thì mức độ bảo vệ các nhà đầu tư đã tăng lên được 2 điểm và tác động của nó đến niềm tin đối với nhà đầu tư rất lớn. Tác động thứ 2 đối với M&A đó chính là những thay đổi của Luật doanh nghiệp không còn hạn chế việc CTCP không được sáp nhập vào Công ty TNHH. Đồng thời, theo Luật đầu tư mới, hoạt động M&A dễ dàng hơn so với Luật đầu tư mới. Đó chính là cú kích thích các hoạt động M&A giữa các doanh nghiệp trong thời gian tới đây.
Ông Seck Yee Chung, Luật sư điều hành, Baker & Mckenzie, với nhà đầu tư nước ngoài, việc được nới room lên 49% được xem là điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư khi tìm kiếm cơ hội ở thị trường Việt Nam. Đây được xem là thông tin tác động tích cực đến việc đầu tư của họ. Nhưng liệu rằng, theo Luật đầu tư hiện nay thì việc sở hữu 49% có được ở các doanh nghiệp có vốn nhà nước hay không. Điều thú vị ở Nghị định 60 so với Luật đầu tư đó là tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các doanh nghiệp Việt Nam đã được nới so với trước đây và thậm chí có thể sở hữu hơn 49%.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ông Đặng Huy Đông cho rằng, về phía cơ quan quản lý, Bộ kế hoạch và Đầu tư đang trong quá trình theo dõi việc thực thi Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp sửa đổi và nhận thấy, 2 dự Luật này ra đời tác động tích cực từ cộng đồng đầu tư trong và ngoài nước.
Ông Bùi Ngọc Hồng, Luật sư thành viên, LNT & Partners cũng cho hay, cam kết mở cửa kinh tế thị trường đã dần rộng mở và thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Trước đây, nếu các nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào các doanh nghiệp Việt Nam dù chỉ 1% cũng phải xin phép, nhưng với các điều kiện nới theo quy định mới thì các nhà đầu tư nước ngoài mua dưới 51% không còn phải xin phép như trước đây. Đó được xem là một điều kiện tích cực đối với các nhà đầu tư nước ngoài trong việc tìm kiếm cơ hội ở các doanh nghiệp Việt Nam thông qua hình thức M&A.
Khu vực Đông Nam Á (ASEAN) đã và đang trở thành một điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. ASEAN không chỉ trở thành thị trường tiêu thụ khổng lồ nhờ tầng lớp trung lưu tăng mạnh mà các nhà đầu tư nước ngoài còn ưa thích thị trường lao động giá rẻ và trẻ tuổi ở các nước đang phát triển như Campuchia, Indonesia, Việt Nam. Đặc biệt, năm 2015 là hạn chót để các nước thành viên ASEAN thiết lập khu vực mậu dịch tự do. Nếu thành công, tất cả 10 quốc gia thành viên sẽ hội nhập kinh tế toàn diện vào một thị trường chung thống nhất với quy mô 600 triệu người.
Trong khi đó, các chuyển động chính sách gần đây của Việt Nam (Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp sửa đổi có hiệu lực từ 1/7, Chính phủ ban hành Nghị định 60/2015/NĐ-CP cho phép nới room đối với các nhà đầu tư nước ngoài trong nhiều lĩnh vực, cho phép người nước ngoài được mua nhà tại Việt Nam…) cùng với những cam kết cổ phần hóa của các doanh nghiệp nhà nước lớn, sự trỗi dậy của các công ty tư nhân trong nước, sự quan tâm của các dòng vốn ngoại đối với các cơ hội đầu tư và M&A tại Việt Nam…
Thuỳ Vinh

Theo baodautu.vn