-
Dự án FDI lớn đổ vào dệt may
Nhiều nhà đầu tư nước ngoài nhắm đến Việt Nam nhằm đón đầu cơ hội từ TPP. Ảnh:Chí Cường
Mới đây nhất, tỉnh Bình Dương đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho dự án của Công ty TNHH Polytex Far Eastern (Đài Loan) có vốn đầu tư đăng ký 274 triệu USD. Dự án sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho ngành dệt may này có quy mô diện tích 99 ha tại Khu công nghiệp Bàu Bàng, với công suất sản xuất hàng năm là 43.200 tấn sợi tổng hợp polyster, 127 triệu m2 vải dệt kim và nhuộm, 96 triệu m2 sản phẩm kéo sợi cotton…
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư Online - Baodautu.vn cuối tuần qua, ông Nguyễn Thanh Trúc, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương cho biết, đây là dự án FDI có vốn đầu tư đăng ký lớn nhất vào địa phương này trong 6 tháng đầu năm và cũng là dự án FDI có vốn lớn nhất trong lĩnh vực dệt may được cấp phép vào Bình Dương.
Trước đó, tại Đồng Nai, dự án của Công ty TNHH Hyosung Đồng Nai, với tổng vốn đầu tư đăng ký 660 triệu USD, hoạt động trong lĩnh vực dệt may, được cấp phép vào đầu tháng 6/2015.
Tập đoàn Hyosung (Hàn Quốc) hiện có dự án đầu tư lớn nhất tại Đồng Nai, với tổng vốn đăng ký là 995 triệu USD, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực dệt may. Trong mấy năm gần đây, để đón đầu Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), tập đoàn này đã liên tục tăng vốn cho dự án tại Khu công nghiệp Nhơn Trạch 5 và nhiều khả năng còn tiếp tục mở rộng đầu tư trong thời gian tới.
Tại TP.HCM, đầu năm nay, Công ty TNHH Worldon Việt Nam (Hồng Kông) đã hoàn thành việc tăng vốn để đưa tổng mức đầu tư cho dự án tại Khu công nghiệp Đông Nam lên 300 triệu USD. Mục tiêu của dự án này là xây dựng trung tâm thiết kế thời trang và sản xuất các sản phẩm dệt kim cao cấp từ công đoạn sợi, dệt vải, in hoa… đến sản phẩm ở khâu cuối cùng.
Như vậy, có thể thấy, các dự án có vốn đầu tư lớn nhất tại các địa phương nói trên được cấp phép từ đầu năm đến nay đều thuộc lĩnh vực dệt may. Đáng chú ý là, các dự án dệt may này lại ở các địa phương có thế mạnh trong thu hút vốn FDI nhiều năm qua, từng lên tiếng hạn chế thu hút đầu tư trong lĩnh vực này vì thâm dụng lao động, sử dụng nhiều đất và có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
Tuy nhiên, khi trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư Online - Baodautu.vn, đại diện Ban quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai cho biết, tỉnh đã cấp phép cho dự án của Hyosung Đồng Nai vào Khu công nghiệp Nhơn Trạch 5 - nơi được quy hoạch thu hút các dự án dệt may và có hệ thống xử lý chất thải, nước thải khá tốt. Trong các giai đoạn tiếp theo, nếu Hyosung Đồng Nai triển khai các khâu sản xuất dệt (có công đoạn nhuộm), thì doanh nghiệp phải xây dựng đề án chi tiết và sẽ được xem xét để cấp phép sau…
Trong khi đó, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Dương cho biết, dự án của Công ty TNHH Polytex Far Eastern được cấp phép vào Khu công nghiệp Bàu Bàng. Đây là khu công nghiệp được tỉnh Bình Dương xây dựng xa khu dân cư, có diện tích 300 ha và được quy hoạch, đầu tư xây dựng đồng bộ để chuyên thu hút các dự án dệt may.
Mới đây, sau khi giải quyết được những vấn đề nội tại, Mỹ và Nhật Bản đã nối lại đàm phán song phương và đây là bước quan trọng để gỡ vướng mắc trong đàm phán TPP.
Theo các chuyên gia, đây chính là cơ sở để tin rằng, trong thời gian tới, các dự án FDI trong lĩnh vực dệt may sẽ tiếp tục đổ vào Việt Nam. Lý do là, khi TPP được ký kết, Việt Nam có lợi thế ở góc độ xuất khẩu hàng ra thế giới do quy định xuất xứ 'từ sợi' (yarn forward) của TPP buộc doanh nghiệp dệt may xuất khẩu đang hoạt động tại Việt Nam phải sử dụng nguyên liệu sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu từ các nước thành viên TPP khác (trong đó không có Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc…).
Một nguồn tin của Báo Đầu tư Online - Baodautu.vn cho biết, thời gian tới, Bình Dương sẽ có thêm một dự án có quy vốn lên đến 320 triệu USD trong lĩnh vực dệt may. Đó là dự án của Công ty Viễn Đông Tân Thế Kỷ (Đài Loan). Trong giai đoạn đầu, dự án này sẽ thực hiện đầy đủ các khâu sản xuất từ sợi, nhuộm cho đến may mặc.
Có thể nhận thấy, không chỉ Bình Dương, mà nhiều địa phương khác sẽ tiếp tục đón dòng vốn FDI trong lĩnh vực dệt may, trong đó sẽ có nhiều dự án có quy mô vốn lớn. Vấn đề cần quan tâm là, sau khi được cấp phép và đi vào sản xuất, liệu các doanh nghiệp này có thực hiện đúng cam kết về sử dụng công nghệ hiện đại; đảm bảo yêu cầu xử lý nước thải, chất thải; sử dụng đúng về số lao động đã đăng ký… hay không? Cùng với đó, các khu công nghiệp được các địa phương này quy hoạch để đón các dự án dệt may có vốn lớn và nhất là dự án có công đoạn nhuộm liệu có được xây dựng hạ tầng đồng bộ, hiện đại để xử lý tốt nước thải, chất thải?
Hồng Sơn
Theo baodautu.vn
Bài viết cùng chuyên mục:
Quyền viết bài
- Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
- Bạn Không thể Gửi trả lời
- Bạn Không thể Gửi file đính kèm
- Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
-
Nội quy - Quy định
Dự án Vista Verde đầu tư bởi Capitaland và Thiên Đức. lựa chọn hàng đầu trục đường chính cuộc sống thoải mái. Vista Verde lựa chọn hàng đầu ngập ánh sáng một đẳng cấp sống. Khu chung cư cao cấp...
Dự án chung cư cao cấp Vista Verde...