Cụ thể, 8 tháng qua, kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 15 tỷ USD, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2014. Riêng trong tháng 8, đạt 2,4 tỷ USD, tăng 13,5%.
Với riêng da giày, xuất khẩu vẫn duy trì được “phong độ” khi có được mức tăng gần 21% so với cùng kỳ, đạt 8,1 tỷ USD. Tháng 8 cũng là tháng xuất khẩu giày dép tăng cao 21,1%, với kim ngạch 1,1 tỷ USD.






Riêng trong tháng 8/2015, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 2,4 tỷ USD, tăng 13,5%.



Theo Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas), việc Trung Quốc điều chỉnh giảm giá đồng Nhân dân tệ, trước mắt chưa tác động đến các doanh nghiệp của ngành.
Tuy nhiên, về lâu dài, khi hàng hóa của Trung Quốc ngày càng rẻ sẽ gây áp lực cạnh tranh lớn lên hàng hóa Việt Nam nói chung và hàng dệt may nói riêng xuất vào Trung Quốc, cũng như nhiều thị trường truyền thống khác của Việt Nam.
Vì vậy, các doanh nghiệp trong ngành vẫn đang chủ động, bám sát diễn biến thị trường, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh linh hoạt để đạt hiệu quả cao nhất.
Điều này cũng tương tự với ngành da giày, khi hầu hết các loại nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất hiện đang nhập khẩu từ Trung Quốc, trước mắt chưa có bất lợi gì lớn. Thậm chí, đồng Nhân dân tệ xuống thấp, các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận nguồn nguyên liệu rẻ hơn, cạnh tranh hơn.
Mặc dù vậy, các doanh nghiệp da giày đều khẳng định, cơ hội là trong ngắn hạn, về lâu dài, việc tự chủ được nguồn nguyên phụ liệu sản xuất trong nước mới giúp ngành phát triển bền vững, giảm thiểu tối đa phụ thuộc vào nguồn cung nguyên phụ liệu nhập khẩu.
Năm 2015, ngành dệt may đặt mục tiêu xuất khẩu 28-28,5 tỷ USD, trong khi ngành da giày là 13,5 tỷ USD.
Thế Hải

Theo baodautu.vn