-
09-12-2015, 04:25 PM #1Junior Member
- Ngày tham gia
- Oct 2015
- Bài viết
- 0
"Vua tôm" Minh Phú thua lỗ và nỗi lo của ngành thủy sản
8 tháng đầu năm, xuất khẩu tôm sang Mỹ của Việt Nam chỉ đạt 370 triệu USD
Trao đổi với PV, ông Lê Văn Quang cho biết, đồng tiền của Indonesia, Ấn Độ và Thái Lan, những nước đối thủ chính của xuất khẩu tôm Việt Nam, đã được điều chỉnh giám giá mạnh, nên hàng hóa của họ bán vào các nước nhập khẩu rẻ hơn hàng hóa của Việt Nam rất nhiều. Chính vì vậy, hàng hóa của Việt Nam bán ra bị giảm đáng kể, làm tăng hàng tồn kho, kéo theo sản xuất giảm sút. doanh nghiệp phải giảm mua nguyên liệu đầu vào, đồng thời giảm giá bán hàng ra. Như vậy, sẽ không có lãi hoặc lỗ.
Thực tế, các doanh nghiệp từ Ấn Độ, Indonesia… đã chào bán tôm vào thị trường Mỹ với mức giá giảm 30% trong nửa đầu năm 2015. Điều này đã được phản ánh trong kết quả kinh doanh quý II của MPC và không gây nhiều bất ngờ cho những người am hiểu ngành này. MPC lỗ gần 15 tỷ đồng quý II/2015, lũy kế 6 tháng lãi vỏn vẹn 11 tỷ đồng, chưa đạt 1% kế hoạch đề ra.
Do giảm mạnh hàng bán, trong khi vẫn phải thu mua tôm từ các vùng nuôi nhằm duy trì sự ổn định của nguồn nguyên liệu (hạn chế tình trạng nông dân thua lỗ, bỏ đầm), hàng tồn kho của Minh Phú tăng mạnh, từ mức 4.451 tỷ đồng lên 6.173 tỷ đồng. Nợ vay dài hạn của Minh Phú trong 6 tháng đầu năm cũng tăng vọt, từ 500 tỷ đồng lên mức 2.975 tỷ đồng.
Một cổ đông lớn của Minh Phú nói rằng, sau rất nhiều cuộc trao đổi với lãnh đạo Công ty, có thể tin chắc rằng, doanh nghiệp này không thể thực hiện được kế hoạch năm đã được ĐHCĐ thông qua. Song qua câu chuyện của Minh Phú có thể thấy vấn đề lớn hơn là sức cạnh tranh của ngành tôm Việt Nam trên thị trường thế giới.
Số liệu của cơ quan hải quan cho thấy, 8 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu thủy sản đạt 4,2 tỷ USD, giảm 17,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Bốn sản phẩm thủy sản xuất khẩu chủ lực đều giảm từ 6,5 - 28%, trong đó, tôm giảm mạnh nhất (-29%), tác động đến kết quả xuất khẩu chung của ngành. Xuất khẩu tôm chiếm 43% với giá trị xuất khẩu đạt trên 1,8 tỷ USD, giảm 2,6 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2014. Đáng chú ý, tôm xuất khẩu sang thị trường Mỹ, thị trường lớn nhất, giảm tới 51%; sang thị trường Nhật Bản giảm 18%; sang Trung Quốc giảm 24%.
Ngoài tác động của tỷ giá, theo Hiệp hội Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), sức cạnh tranh của con tôm Việt Nam yếu bởi giá thành sản xuất cao hơn các nước đang xuất khẩu cạnh tranh. Chẳng hạn, sản xuất tôm nuôi tại Ấn Độ và Indonesia, giá thành dao động 2,5 USD/kg (tôm 100 con) trong khi Việt Nam từ 3,5 - 4 USD/kg.
Để hóa giải bớt khó khăn cho doanh nghiệp, tại cuộc họp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tuần trước, một loạt kiến nghị đã được đưa ra. Chẳng hạn, VASEP kiến nghị các đơn vị chức năng điều chỉnh giảm lãi suất vay ngắn hạn cho các doanh nghiệp xuống dưới mức trần 7%/năm như hiện nay; tăng hạn mức tín dụng và tăng thời gian cho vay.
Bộ NN&PTNT chủ trì các giải pháp để hạ giá thành tôm như chủ động được giống và nâng cao chất lượng con giống, quản lý thị trường thức ăn nuôi tôm sao cho giá cả ổn định... Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, đây đều là các giải pháp không dễ thực hiện và cần có thời gian dài. Nhiều khả năng, doanh nghiệp phải chủ động cầm cự, chờ thị trường tốt dần lên.
Một tin vui cho ngành tôm là vào ngày 7/9/2015, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố kết quả cuối cùng rà soát hành chính lần thứ 9 (POR9) thuế chống bán phá giá tôm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam giai đoạn từ 1/2/2013 đến 31/1/2014. Theo đó, mức thuế trung bình 0,91% đã giảm so với kết quả sơ bộ 0,93% công bố hồi tháng 3/2015 và giảm mạnh so với mức thuế 6,37% của kỳ xem xét lần trước - POR8.
Trong ba bị đơn bắt buộc thì Minh Phú có mức thuế cao nhất là 1,39%, giảm so với kết quả sơ bộ 1,5%, Thuận Phước Corp: 1,16%, cao hơn so với kết quả sơ bộ 1,06% và Fimex VN là 0%. Mức thuế cho 32 bị đơn tự nguyện khác là 0,91%. Mức thuế chung áp dụng toàn quốc là 25,4%, giảm so với 25,76% của POR8.
VASEP hy vọng, với mức thuế POR9 giảm mạnh so với POR8, đồng thời giá tôm đang nhích dần, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ trong những tháng cuối năm sẽ khởi sắc. Mỹ hiện là thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, chiếm trên 20% tỷ trọng xuất khẩu tôm của Việt Nam. Năm 2014, xuất khẩu tôm sang Mỹ đạt trên 1 tỷ USD, 8 tháng đầu năm nay chỉ đạt 370 triệu USD.
Thuỷ Nguyễn (Tinnhanhchungkhoan.vn)
Theo baodautu.vnBài viết cùng chuyên mục:
- Website Beyeu.com đóng cửa: IDG Ventures chọn sai mô hình
- Diageo nâng cấp hệ thống cấp nước sinh hoạt ở Ninh Thuận
- Emirates mở đường bay mới tới Bologna
- Vinatex - ID khánh thành Nhà điều hành tại KCN Dệt may Phố Nối B
- Hiểu về phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp Việt thờ ơ đến bao giờ?
- 48 doanh nghiệp Ấn Độ đến Việt Nam tìm cơ hội đầu tư, kinh doanh
- 3.000 công nghệ, thiết bị sẽ được giới thiệu tại Techmart 2015
- Người tiêu dùng Hàn Quốc mê nông sản Việt Nam
- Hapro đạt doanh thu 5.770 tỷ đồng năm 2015
- Nhà nước thoái toàn bộ vốn tại Tổng công ty Máy và thiết bị công nghiệp
Các Chủ đề tương tự
-
Vingroup và Tân Hoàng Minh: Ký thỏa thuận hiệp tác toàn diện
Bởi tatiomaxnhatban trong diễn đàn Nội Ngoại ThấtTrả lời: 0Bài viết cuối: 05-30-2016, 03:17 AM -
Gần 5.000 dòng thuế nhập khẩu từ Liên minh kinh tế Á - Âu sắp về 0%
Bởi tindautu trong diễn đàn Tài chính bảo hiểmTrả lời: 0Bài viết cuối: 03-22-2016, 08:36 PM
Căn hộ cao cấp Sky 89 chủ đầu tư Tập đoàn An Gia vị trí thuận tiện tiến độ tốt giao thông thuận tiện. Sky 89 giagocchudautu.com vị trí thuận tiện thiên đường xanh tiện nghi trọn vẹn. Căn hộ cao cấp...
Dự án Sky 89 chuẩn mực mới