Cụ thể, thành phố Hà Nội đang chuẩn bị xây dựng thêm nhà máy nước sạch để đảm bảo cung cấp đủ nước cho cư dân; đồng thời, thành phố cũng sẽ sớm đầu tư thêm đường ống dẫn nước sạch sông Đà số 2 do đường ống nước sạch sông Đà số 1 thường xuyên bị vỡ.







Nhà máy nước này có tổng vốn đầu tư 3.700 tỉ đồng. Trong giai đoạn 1, nhà máy sẽ có công suất 300.000m3/ngày. Nhà máy này được xây dựng nhằm đảm bảo cung cấp nước sạch cho nhân dân Thủ đô bao gồm các quận nội thành và các khu vực chưa có hệ thống cấp nước thuộc khu vực phía Tây đường vành đai 3, phía Bắc quốc lộ 32 thuộc quận Bắc Từ Liêm, huyện Đan Phượng và hỗ trợ cấp nước cho huyện Hoài Đức. Theo kế hoạch, dự án sẽ hoàn thành giai đoạn I vào năm 2018 và giai đoạn II vào năm 2020.
Ông Lê Văn Dục, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, dự kiến trong tháng 10 tới, nhà máy nước mặt sông Hồng sẽ được khởi công. Mỗi năm nhu cầu nước sạch của Hà Nội tăng đến gần 10%, và do vậy, thành phố luôn phải tìm nguồn nước mới để cung cấp đủ cho người dân.
Được biết, ngoài dự án trên, từ nay đến năm 2020, công ty Nước sạch Hà Nội còn có kế hoạch triển khai dự án xây dựng Nhà máy nước mặt sông Đuống tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
Tại buổi làm việc với Sở Xây dựng Hà Nội vào ngày 19-8, ông Trương Quốc Dương, phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần nước sạch Vinaconex (Viwasupco) là chủ đầu tư dự án đường ống dẫn nước sông Đà số 1, cho biết sự cố vỡ đường ống nước sạch sông Đà vẫn có thể tiếp tục xảy ra. Công ty này chỉ có thể cố gắng khắc phục sự cố trong thời gian sớm nhất, nếu đường ống dẫn nước sạch lại bị vỡ.
Sau nhiều lần vỡ đường ống nước sông Đà, Bộ Xây dựng đã có văn bản kết luận nguyên nhân trực tiếp gây vỡ tuyến ống truyền tải nước sông Đà là do chất lượng ống không đồng đều, đường ống được làm bằng vật liệu composite, không chịu được lực uốn và biến dạng.


Theo baodautu.vn

Bài viết cùng chuyên mục: