-
10-08-2015, 11:39 PM #1Junior Member
- Ngày tham gia
- Oct 2015
- Bài viết
- 0
Ai cản trở sự nghiệp làm giàu chân chính là có tội với đất nước
Đại hội thi đua yêu nước khối doanh nghiệp - doanh nhân lần thứ thứ nhất đã phát động phong trào thi đua làm giàu chân chính tới cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam
Ngay trong lời mở đầu, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã gửi đi thông điệp, làm giàu chân chính là yêu nước và ai cản trở sự nghiệp làm giàu chân chính của người dân là có tội với đất nước này.
“Doanh nhân thi đua yêu nước chính bằng cách góp tiền làm doanh nghiệp để tạo việc làm cho dân và làm giàu cho mình và cho đất nước. Cả bộ máy chính trị có trách nhiệm hậu thuẫn cho đội ngũ doanh nhân trong sự nghiệp làm giàu và tạo cơ hội việc làm cho những người lao động. Phong trào thi đua yêu nước trong thời đại mới cần có quan điểm mới như vậy”, ông Lộc phát biểu với các đại diện cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam tại Đại hội thi đua yêu nước khối doanh nghiệp, doanh nhân toàn quốc lần thứ nhất (2015-2020) vừa diễn ra sáng nay, ngày 8/10.
Không phải ngẫu nhiên có lời kêu gọi này. Trong 5 năm qua, hơn 50 đơn vị, cá nhân các nhà lãnh đạo doanh nghiệp trong cả nước đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động, hàng trăm người là chiến sỹ thi đua, là doanh nhân tiêu biểu toàn quốc, hàng chục ngàn người được tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và nhiều danh hiệu khác của các bộ ngành trung ương và các địa phương…
Nhưng điều đó là chưa đủ khi doanh nghiệp, doanh nhân đang là người tạo việc làm chính cho người dân, mang đến cho họ cơ hội thoát nghèo Trên thế giới, chỉ tiêu tạo việc làm bao giờ cũng là chỉ tiêu số 1 trong chương trình hành động của tất cả các chính phủ ở mọi quốc gia.
“Vì vậy, tôi đề nghị: có quy định nếu một doanh nhân có thể giải quyết công ăn việc làm cho 10 lao động, chính quyền cấp xã cần tri ân họ, nếu tạo ra việc làm cho 100 lao động, thì huyện cần khen thưởng, tạo ra 1 nghìn việc làm thì tỉnh tri ân, khen thưởng, 1 vạn việc làm thì Nhà nước khen thưởng và trao tặng danh hiệu Anh hùng, Chiến sỹ thi đua…”, ông Lộc kiến nghị.
Đồng quan điểm, ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái cho rằng, việc xác định các tiêu chí, thành tích để bình chọn doanh nhân cần phải thay đổi về mặt tư duy từ phía các cơ quan quản lý nhà nước.
“Phải chuyển từ xét duyệt, phán xét, mang tính “xin - cho”, càng không phải là “ban phát”, sang trách nhiệm tìm kiếm, phát hiện, giúp đỡ, hỗ trợ, tôn vinh các cá nhân, tổ chức điển hình tiên tiến”, ông Đoàn thẳng thắn đề nghị.
Về tiêu chí, ông Đoàn cho rằng, đối với doanh nghiệp, doanh nhân trong giai đoạn hiện nay, ngoài các yếu tố hiệu quả về doanh thu, lợi nhuận, giải quyết công ăn việc làm cho xã hội, đóng góp cho ngân sách nhà nước…. cần nhấn mạnh bằng tỷ trọng cao của các yếu tố hội nhập, công nghệ tiên tiến, nâng cao năng lực cạnh tranh toàn diện, yếu tố về minh bạch và đạo đức kinh doanh.
“Doanh nghiệp và doanh nhân thi đua mang lại sản phẩm và dịch vụ gì thực sự có ích lợi cho khách hàng, cho dân tộc, cho đất nước, chứ không phải chỉ “cào cấu”, “chụp giật”, chia chác những tài nguyên rừng, biển, đất đai… cho doanh nghiệp, cho nhóm lợi ích của mình. Có như vậy, khi doanh nghiệp, doanh nhân được tôn vinh, sẽ thực sự cảm thấy vinh dự, thiêng liêng, thậm chí phải sống chết để giữ và bảo vệ danh hiệu đó”, ông Đoàn chia sẻ quan điểm.
Tại Đại hội thi đua yêu nước khối doanh nghiệp, doanh nhân toàn quốc lần thứ nhất (2015-2020), VCCI đã phát động thi đua với 5 nội dung chính. Đó là:
- Phát huy tinh thần đoàn kết, bản lĩnh, trí tuệ, sáng tạo, tinh thần hợp tác, vượt qua khó khăn, thách thức để hoàn thành sứ mệnh tạo của cải và sự thịnh vượng cho nền kinh tế và cho đất nước;
- Nâng cao năng lực cạnh tranh, từng bước làm chủ thị trường trong nước và tăng cường hoạt động kinh donha ở nước ngoài, đặc biệt là các nước trong khu vực, các thị trường trọng điểm;
- Phát huy sức mạnh tập thể, sức vươn Phù Đổng của cộng đồng doanh nghiệp trong phát triển doanh nghiệp, phát triển kinh tế và làm giàu cho đất nước, góp phần thúc đẩy hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ cho doanh nghiệp phát triển theo hướng bền vững;
- Phát triển kinh tế, làm giàu bằng trí tuệ, cạnh tranh lành mạnh, minh bạch và góp phàn tực hiện tái cấu trúc và định hướng phát triển nền kinh tế theo hướng kinh tế tri thức, tạo giá trị gia tăng cao;
- Chung tay, góp sức khuyến khích và nuôi dưỡng tinh thần kinh doanh Việt, xây dựng và giữ gìn văn hóa kinh doanh đậm đà bản sắc của doanh nhân Việt Nam.
Khánh An
Theo baodautu.vnBài viết cùng chuyên mục:
- Vietnam Airlines đã thu về hơn 505 tỷ đồng từ thoái vốn
- Thực hiện trực tiếp các điều khoản của Luật Doanh nghiệp
- Lọc dầu Dung Quất lo phải đóng cửa
- Điện Quang hợp tác với ICDREC sản xuất chip
- FrieslandCampina Việt Nam tài trợ Giải thưởng Sáng tạo xanh
- "Cơn đau đầu kinh niên" của Vinaconex
- TNG sắp vận hành dây chuyền sản xuất bông trị giá 40 tỷ đồng
- Chậm cổ phần hóa, chưa "sếp" DNNN nào phải chịu trách nhiệm
- Chi 2 triệu Euro giúp 50.000 nông dân tiết kiệm nước
- Định kiến bóp nghẹt điện thoại Việt
Các Chủ đề tương tự
-
Thủy sản Đắc Lộc nhận chứng nhận doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp
Bởi tindautu trong diễn đàn Tin doanh nghiệpTrả lời: 0Bài viết cuối: 04-13-2016, 11:49 PM -
Doanh nghiệp Australia đầu tư dự án nông nghiệp công nghệ cao tại Kon Tum
Bởi tindautu trong diễn đàn Tin đầu tưTrả lời: 0Bài viết cuối: 03-23-2016, 03:28 AM -
Game bài 3c minh bạch trải nghiệm sòng bài chuyên nghiệp nhất
Bởi bonbonmedia trong diễn đàn Thế Giới GameTrả lời: 0Bài viết cuối: 11-23-2015, 02:01 PM -
Triển lãm nghề nghiệp RMIT Việt Nam 2015 kết nối sinh viên và doanh nghiệp
Bởi tack trong diễn đàn Đầu tư và cuộc sốngTrả lời: 0Bài viết cuối: 07-11-2015, 12:23 AM
:o Bạn đang tìm kiếm giải pháp bảo vệ sân Pickleball khỏi thời tiết bất chợt? Mái che sân từ Phương Trang không chỉ bền bỉ mà còn tối ưu cho mọi sân thể thao, giúp các hoạt động luôn thoải mái và an...
Cùng khám phá sân Pickleball với...