-
10-11-2015, 04:27 PM #1
Junior Member
- Ngày tham gia
- Oct 2015
- Bài viết
- 0
Tham gia TPP, tập trung hỗ trợ DN nhỏ và vừa
Thưa ông, có khá nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ DNNVV. Vậy có nhất thiết phải tiếp tục tập trung hỗ trợ?
Không chỉ có cơ chế, chính sách, mà mỗi khi hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn, chính quyền các địa phương và hệ thống ngân hàng cùng chung tay, giúp sức, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đặc biệt là DNNVV. Tuy nhiên, các cơ chế, chính sách và sự giúp đỡ đó chỉ mang tính nhất thời, giải quyết tình thế, chứ chưa có hệ thống, thậm chí nhiều cơ chế còn trùng lắp dẫn đến hiệu quả kém.
Chính vì thế, theo tôi, phải tiếp tục tập trung hỗ trợ DNNVV thông qua việc ban hành Luật Hỗ trợ DNNVV nhằm tháo gỡ toàn bộ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động đầu tư, kinh doanh của đối tượng này. Trên thực tế, DNNVV nói chung yếu thế hơn trong cạnh tranh, trong tiếp cận vốn, tiếp cận mặt bằng, đất đai, quản lý, quản trị, điều hành, tiếp cận thị trường… so với doanh nghiệp lớn.
TS. Cao Sỹ Kiêm
Đến thời điểm này, 12 hiệp định thương mại tự do đã được Việt Nam ký kết hoặc sắp được ký kết, trong đó TPP vừa kết thúc đàm phán, và hiện chỉ còn đợi Quốc hội 12 nước thành viên phê chuẩn là chính thức có hiệu lực.
Trong bối cảnh này, nếu các cơ chế, chính sách hỗ trợ, hình thức hỗ trợ không có thay đổi cơ bản, không được luật hóa, mà chỉ được giải quyết bằng văn bản dưới luật như nghị định, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thông tư hay công văn hướng dẫn của các bộ, ngành theo kiểu vướng ở đâu gỡ ở đó, hạn chế chỗ nào xử lý chỗ đó, chứ không có chính sách căn cơ, thì hệ thống DNNVV sẽ đối mặt với vô vàn khó khăn khi các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là TPP và AEC (Cộng đồng Kinh tế ASEAN) được thực thi.
Đến thời điểm này, công tác xây dựng Luật Hỗ trợ DNNVV đã được triển khai đến đâu?
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, với tư cách là cơ quan chủ trì soạn thảo, đã và đang tiến hành nhiều cuộc hội thảo, thảo luận lấy ký kiến cộng đồng doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, các bộ, ngành, địa phương. Bước đầu, cơ quan chủ trì soạn thảo đã xác định được những khó khăn, vướng mắc, hạn chế, tồn tại cơ bản nhất, chung nhất của DNNVV và cũng đã đề xuất nhiều giải pháp tháo gỡ, hỗ trợ trong Dự thảo sơ lược.
Hy vọng các giải pháp, cơ chế, chính sách đó sẽ được Quốc hội thông qua. Trên cơ sở nguyên tắc chung, định hướng chung đã được luật định, Chính phủ và các bộ, ngành sẽ ban hành đồng bộ cơ chế, chính sách hỗ trợ thiết thực, cụ thể, góp phần giải phóng sức sản xuất, hoạt động kinh doanh, nguồn lực và tiềm lực để DNNVV sẵn sàng với sân chơi TPP.
Cơ chế, chính sách hỗ trợ này liệu có vi phạm cam kết với TPP, AEC và hiệp định thương mại tự do không, thưa ông?
Hoàn toàn không vi phạm, bởi đây không phải là chính sách trợ cấp, mà là chính sách hỗ trợ. Chính sách hỗ trợ cũng không phân biệt thành phần kinh tế, tức là tất cả doanh nghiệp đáp ứng tiêu chí là DNNVV đều được hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong tiếp cận vốn, mặt bằng sản xuất - kinh doanh, đào tạo nguồn nhân lực, mức đóng góp vào ngân sách nhà nước… để phát huy động lực, phát huy tiềm năng, nâng cao khả năng cạnh tranh.
Trên thế giới, trong đó có cả các nước vừa kết thúc đàm phán TPP cũng có cơ chế, chính sách hỗ trợ DNNVV bằng nhiều hình thức khác nhau, chứ không riêng gì Việt Nam.
Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp… đều quy định về hoạt động sản xuất, kinh doanh. Thưa ông, Luật Hỗ trợ DNNVV liệu có dẫn tới sự chồng chéo, trùng lắp?
Không hề chồng chéo, trùng lắp. Cụ thể, Luật Đầu tư quy định về hoạt động đầu tư kinh doanh; Luật Doanh nghiệp quy định về việc thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể của doanh nghiệp; Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp quy định về người nộp thuế, thu nhập chịu thuế, thu nhập được miễn thuế, căn cứ tính thuế, phương pháp tính thuế và ưu đãi thuế… mà DNNVV phải tuân thủ. Trong khi đó, Luật Hỗ trợ DNNVV chỉ cụ thể hóa các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đã được ban hành tại các luật chuyên ngành và cơ chế, chính sách, tiêu chí, điều kiện hỗ trợ được ban hành tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, như khuyến khích thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV, Quỹ phát triển DNNVV; ưu tiên dành quỹ đất và thực hiện các biện pháp khuyến khích xây dựng khu, cụm công nghiệp cho DNNVV thuê làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh; khuyến khích đổi mới, nâng cao năng lực công nghệ, trình độ kỹ thuật…
Tiêu chí để phân loại doanh nghiệp dựa vào quy mô vốn và số lượng lao động. Thưa ông, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nếu đáp ứng tiêu chí DNNVV thì có được hỗ trợ không?
Tôi cho rằng, doanh nghiệp nào đáp ứng đủ tiêu chí là DNNVV, hoạt động trong những ngành nghề, địa bàn, lĩnh vực khuyến khích đầu tư, thì họ cũng được hỗ trợ như doanh nghiệp trong nước.
Mạnh Bôn
Theo baodautu.vnBài viết cùng chuyên mục:
- Đang thanh tra dự án thép tỷ đô, Guang Lian bất ngờ muốn trở lại
- Động thổ xây dựng cầu Phước Khánh thuộc cao tốc Bến Lức - Long Thành
- Hạ tầng nông thôn đón dự án khủng từ WB
- Khánh thành Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 quy mô lớn nhất cả nước
- Vietjet đặt mua 100 máy bay Boeing 737 Max200 trị giá 11,3 tỷ USD
- Dự án thủy điện Hồi Xuân giải ngân được 865 tỷ đồng
- Nhân dân tệ, VND và cú sốc phá giá
- Đầu tư 750 tỷ đồng xây trung tâm đổi mới sáng tạo công nghệ thông tin
- Dẫn vốn vào nông nghiệp công nghệ cao
- Dự án Tuyến metro Bến Thành - Tham Lương đội vốn: Gia tăng áp lực nợ công
Các Chủ đề tương tự
-
Tham khảo Mẫu xe rẻ nhất tại thị trường Trung Quốc
Bởi quangbds19 trong diễn đàn Xe Máy - Xe Đạp - Ô TôTrả lời: 0Bài viết cuối: 05-26-2016, 10:48 AM -
Thay tấm kính ipad 2 hãy đến Trung tâm Thành Trung để có số tiền thanh toán rẻ
Bởi thanhtrung trong diễn đàn Mobile - Điện thoạiTrả lời: 0Bài viết cuối: 03-30-2016, 03:32 PM
Khi mua bao cao su, cần chú ý kỹ các yếu tố như: tiếng nói, màu sắc và quy cách bao bì, mã vạch, cội nguồn của sản phẩm. Đối với các loại bao cao su kém chất lượng, điểm dễ nhận biết nhất là màu sắc...
Làm sao để tránh mua nhầm bao cao...