-
11-17-2015, 04:06 PM #1Junior Member
- Ngày tham gia
- Oct 2015
- Bài viết
- 0
Môi trường đầu tư - kinh doanh Việt Nam: Ghi điểm bằng nỗ lực thực hiện cam kết
Môi trường đầu tư - kinh doanh Việt Nam đang cải thiện mạnh từ bên trong. Ảnh: Đức Thanh
Nhiều điểm cộng
Tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam (VBF) thường niên năm 2015, dự kiến diễn ra vào ngày 1/12 tới đây, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh có thể có nhiều tin vui để thông báo.
Thứ nhất, Nghị định 118/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư đã được ban hành. Đây là văn bản được các nhà đầu tư nước ngoài hỏi đến nhiều nhất trong VBF giữa kỳ vào tháng 6/2015 và trong suốt thời gian từ đó đến nay. Với việc ra đời của Nghị định 118/2015/NĐ-CP, toàn bộ 6 nghị định hướng dẫn Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp đã được hoàn thành.
Thứ hai, theo Báo cáo Doing Business 2016 do Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố, Việt Nam đã tăng 3 bậc trong bảng xếp hạng, từ thứ 93 của năm trước lên 90, với sự cải thiện đáng kể ở 5 chỉ số gồm khởi sự doanh nghiệp, tiếp cận điện năng, tiếp cận tín dụng, bảo hiểm xã hội và giải quyết phá sản.
Cũng phải nói thêm, thời điểm cập nhật thông tin của Báo cáo Doing Business 2016 là 31/5/2015, trước khi Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư có hiệu lực, nên những thay đổi mang tính tư duy về tạo thuận lợi hóa tối đa cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư mà Bộ trưởng Bùi Quang Vinh đã nhiều lần nhấn mạnh chưa được tính vào. Như vậy, khả năng Việt Nam có đột phá mạnh hơn trong lần xếp hạng tới rất cao và cũng đã được các chuyên gia WB dự liệu trước.
Thứ ba, theo thông tin mới được cập nhật, Việt Nam đang đứng thứ hai trong số 10 nước ASEAN theo Biểu chấm điểm Scroe cards về thực thi các cam kết trong Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), với 92%, chỉ sau Singapore đạt 95%.
Hàng loạt các chính sách được sửa đổi để thực hiện các cam kết trong từng ngành cụ thể, từ cắt giảm thuế theo CEPT và ATIGA đến việc mở cửa các ngành dịch vụ phân phối, ngân hàng, bảo hiềm, chứng khoán, viễn thông…
Cùng với việc hoàn tất đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), vị thế của Việt Nam trong bản đồ đầu tư khu vực và thế giới đang có thêm nhiều điểm cộng.
Điều đáng nói là giới đầu tư – kinh doanh thế giới đang nhìn thấy rất rõ những chuyển dịch này. Thậm chí, tại Diễn đàn nghiên cứu Việt Nam - Nhật Bản về cơ hội đối tác để Việt Nam tham gai thành công vào AEC vừa diễn ra vào cuối tuần trước, ông Masahiro Kawai, Trường Chính sách công, Đại học Tokyo cũng khẳng định Việt Nam đang trong giai đoạn quan trọng để thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài mới, tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị của khu vực và toàn cầu.
Đặc biệt, ông này nhấn mạnh tới đặc điểm khá tương đồng giữa Việt Nam vào thời điểm này và Nhật Bản trong thập kỷ 70, khi nền kinh tế hàng đầu thế giới này bắt đầu cất cánh. “Một trong những động lực chính cho quá trình phát triển nhanh ở Đông Á, và kể cả ASEAN là mở rộng thương mại, vốn FDI và hình thành mạng sản xuất và chuỗi cung ứng. Các nước Đông Á, trong đó có Nhật Bản đã sử dụng chính các hiệp định thương thương mại tự do để thúc đẩy. Việt Nam đang có điều kiện tương tự”, ông Masahiro Kawai nhấn mạnh.
Nhiều việc phải làm
Kỳ này, VBF 2015 chọn chủ đề Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp để hội nhập quốc tế với chủ đích rất rõ ràng.
Nếu như doanh nghiệp không đủ điều kiện và sức khỏe để khớp nối vào các cơ hội của hội nhập, mọi nỗ lực đàm phán, tham gia các hiệp định thương mại tự do trở nên vô nghĩa. Đây là một phần lý do khiến quan điểm mức độ sẵn sàng trong nội địa đang đóng vai trò quan trọng hơn trong hội nhập của Việt Nam mà Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra trong kỳ họp VBF hồi tháng 6 nhận được đồng thuận.
Ngay thời điểm đó, ông đã nhắc tới công việc khó mà Chính phủ Việt Nam đã chọn làm, đó chính là rà soát và công bố 267 ngành nghề kinh doanh có điều kiện ban hành kèm theo Luật Đầu tư.
“Rất ít nước làm việc này vì khó. Có nhà đầu tư than phiền là dài và nhiều, nhưng đây không phải là quy định mới, mà là công khai những quy định hiện hữu, đồng thời rà soát để loại bỏ những ngành nghề, điều kiện kinh doanh không còn phù hợp. Trong số này có những ngành nghề, lĩnh vực có điều kiện cho các doanh nghiệp FDI. Đây là quyết tâm của Chính phủ Việt Nam để đảm bảo môi trường đầu tư – kinh doanh minh bạch, thuận tiện. Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao chủ trì việc tiếp tục rà soát và công bố trên Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia”, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nói với các nhà đầu tư tại VBF giữa kỳ năm 2015.
Cho tới thời điểm này, những phần việc này chưa phải đã hoàn tất, nhưng nguyên tắc áp dụng điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài đã được Nghị định 118/2015/NĐ-CP quy định rõ. Đó là nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư thuộc các ngành, nghề khác nhau phải đáp ứng toàn bộ điều kiện đầu tư đối với các ngành, nghề đó. Đặc biệt, nhà đầu tư nước ngoài thuộc đối tượng áp dụng của các điều ước quốc tế về đầu tư có quy định khác nhau về điều kiện đầu tư được lựa chọn áp dụng điều kiện đầu tư quy định tại một trong các điều ước đó; trường hợp đã lựa chọn một điều ước quốc tế thì nhà đầu tư nước ngoài chỉ được thực hiện quyền và nghĩa vụ của mìnhtheo quy định của điều ước quốc tế đó.
Liên quan đến những ngành, phân ngành dịch vụ chưa cam kết tại Biểu cam kết của Việt Nam trong WTO và điều ước quốc tế về đầu tư khác mà pháp luật Việt Nam đã có quy định về điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài thì áp dụng quy định của pháp luật Việt Nam.
Đối với những ngành, phân ngành dịch vụ chưa cam kết hoặc không được quy định tại Biểu cam kết của Việt Nam trong WTO và điều ước quốc tế về đầu tư mà pháp luật Việt Nam chưa có quy định về điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài, Cơ quan đăng ký đầu tư lấy ý kiến Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ quản lý ngành để xem xét, quyết định…
Tuy nhiên, bình luận về các cơ hội của FDI, ông Jonathan Dunn, Trưởng đại diện Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cho rằng, đây là cơ hội để Việt Nam tăng sự hội nhập của doanh nghiệp trong nước vào chuỗi cung ứng của doanh nghiệp FDI.
“Để thu hút được dòng FDI chất lượng, doanh nghiệp Việt Nam cũng phải được tạo điều kiện để tích lũy vốn, kiến thức cũng như cải thiện các điểm nghẽn khác trong năng lực cạnh tranh như đội ngũ lao động có tay nghề…”, ông Jonathan Dunn phân tích.
Ông này cũng đưa ra khuyến nghị cần xác định rõ lợi ích từ các hiệp định tự do thương mại để có chính sách tận dung tối đa. “Các nước Đông Á đã mất 20 năm khởi sắc từ các hiệp định này. Tôi tin Việt Nam cũng có thể làm được như vậy nhờ những nỗ lực cải thiện từ bên trong’, ông Jonathan Dunn chia sẻ.
Bảo Duy
Theo baodautu.vnBài viết cùng chuyên mục:
- Khái niệm “nhà đầu tư”: Pháp luật Việt Nam "chưa tương thích với cam kết"
- Bổ sung 2 dự án sân golf tại Hải Phòng và Hội An vào quy hoạch
- Ngày 7/10 sẽ khởi công xây dựng đường ống dẫn nước sạch sông Đà số 2
- Sẽ tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thanh tra 17 dự án BOT, BT
- Làm gì để thu hút vốn tư nhân vào dự án PPP
- Nghiên cứu dự án tuyến giao thông kết hợp thuỷ điện trên sông Hồng
- Quảng Nam muốn thu hồi đất trồng rừng của Innovgreen
- Cà Mau nhiều tiềm năng phát triển kinh tế biển
- Đã rõ thủ tục cho nhà đầu tư nước ngoài
- Chạy thử Nhà máy tuyển quặng bauxite Nhân Cơ
Các Chủ đề tương tự
-
ReedTradex mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp
Bởi tack trong diễn đàn Tin doanh nghiệpTrả lời: 0Bài viết cuối: 10-01-2015, 04:23 AM -
71% doanh nghiệp lạc quan về triển vọng kinh doanh năm 2015
Bởi tack trong diễn đàn Tin doanh nghiệpTrả lời: 0Bài viết cuối: 03-18-2015, 11:10 PM
Dự án Vista Verde đầu tư bởi Capitaland và Thiên Đức. lựa chọn hàng đầu trục đường chính cuộc sống thoải mái. Vista Verde lựa chọn hàng đầu ngập ánh sáng một đẳng cấp sống. Khu chung cư cao cấp...
Dự án chung cư cao cấp Vista Verde...