Theo kế hoạch, có khoảng 110 đại biểu được mời dự hội nghị này. Các đại biểu đại diện cho nhà đầu tư, doanh nghiệp Đài Loan; thành viên Hội Đài thương Việt Nam khu vực TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai; Văn phòng kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại TP Hồ Chí Minh (TECO); Ngân hàng BIDV; UBND tỉnh Bình Định.
Các nội dung được trình bày tại hội nghị, bao gồm: Xu hướng đầu tư FDI vào Việt Nam và tiềm năng, lợi thế đầu tư vào tỉnh Bình Định (Ngân hàng BIDV); Các cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư và cam kết hỗ trợ, đồng hành với nhà đầu tư FDI của Bình Định (UBND tỉnh Bình Định); Phát biểu của nhà đầu tư, doanh nghiệp Đài Loan; Thảo luận, hỏi đáp giữa nhà đầu tư, doanh nghiệp Đài Loan với lãnh đạo tỉnh Bình Định.


Tỉnh Bình Định liên tục tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực du lịch.


Hội nghị đối thoại lần này là nhằm khởi đón các nhà đầu tư, doanh nghiệp Đài Loan, để đi tới các thỏa thuận, kí kết tại “Diễn đàn hợp tác kinh tế thúc đẩy thương mại du lịch và đầu tư Việt Nam – Đài Loan năm 2016” do UBND tỉnh Bình Định tổ chức tại TP Quy Nhơn vào 23/7 tới.
Trước đó (19/4/2016), làm việc với đại diện Ngân hàng BIDV (đơn vị đồng hành, hỗ trợ thu hút đầu tư vào Bình Định), ông Tuyền Tiên Phủ, Hội trưởng Phân hội Thương gia Đài Loan tại TP Hồ Chí Minh cho biết, Tổng hội Thương gia Đài Loan tại Việt Nam đã từng tổ chức hội thảo giao thương với Bình Định tại TP Quy Nhơn. Nhưng các doanh nghiệp Đài Loan chưa đến đầu tư tại địa phương này, bởi thời điểm đó điều kiện giao thông không thuận tiện, cảng nước sâu chưa hình thành, nhà cung ứng và nhà chế biến chưa có sự liên kết hoạt động. Những vấn đề này sẽ tạo ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
Ông Tuyền Tiên Phủ đã đưa ra một số khuyến nghị với lãnh đạo địa phương, như tỉnh Bình Định cần lựa chọn các doanh nghiệp có tính tự chủ, độc lập cao, có thể tự lo từ việc cung ứng đầu vào, đến công đoạn sản xuất, chế biến và xuất khẩu sản phẩm. Bình Định chọn các doanh nghiệp có vai trò đầu tàu dẫn dắt, là các doanh nghiệp ở vị trí thượng nguồn, hạ nguồn, chẳng hạn như doanh nghiệp sản xuất xe đạp, xe máy sẽ kéo theo từ 20 – 50 doanh nghiệp sản xuất phụ tùng. Chính quyền địa phương cũng cần có chính sách cụ thể để đảm bảo lực lượng lao động địa phương không bỏ việc hoặc chuyển việc từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác.
Lê Sơn

Theo baodautu.vn

Bài viết cùng chuyên mục: