-
05-06-2016, 09:00 PM #1Junior Member
- Ngày tham gia
- Jan 2016
- Bài viết
- 0
Dẫn vốn vào nông nghiệp công nghệ cao
Vốn được coi là trụ đỡ của nền kinh tế, nhưng nông nghiệp Việt Nam đang dần đuối sức khi vốn đầu tư cho nông nghiệp ngày càng mỏng, số doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này chiếm chưa đến 1% tổng số doanh nghiệp của cả nước. Sự sụt giảm tới 1,23% tỷ lệ đóng góp vào GDP của khu vực nông nghiệp riêng trong quý I/2016 chính là lời cảnh báo rõ ràng nhất. Trong bối cảnh phát triển theo chiều rộng không còn thích hợp, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được coi là lời giải cho bài toán về phát triển theo chiều sâu, bài toán về thị trường, chất lượng, hội nhập và về biến đổi khí hậu. Đây còn là chìa khóa để tái cơ cấu nông nghiệp.
Song do đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao đòi hỏi nguồn vốn lớn, trong khi thời gian thu hồi vốn chậm và rủi ro cao, nên lượng vốn đầu tư vào lĩnh vực này tăng chậm trong nhiều năm qua.
Để phát triển nông nghiệp chất lượng cao, ứng dụng công nghệ vào sản xuất
Điểm đáng mừng là thời gian gần đây, nhiều địa phương đã nhận thức được sự cấp thiết cần phải phát triển nông nghiệp, từ đó đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi đầu tư và thu hút được sự quan tâm của các tập đoàn lớn như TH true MILK, Vingroup, FPT, Hoàng Anh Gia Lai, Hòa Phát…
Sự xuất hiện của những “con sếu đầu đàn” đang hứa hẹn khả năng hình thành “sóng” đầu tư mới vào nông nghiệp công nghệ cao, từ đó, cánh cửa dẫn vốn vào nông nghiệp công nghệ cao đang ngày càng rộng mở.
Tuy vậy, cũng phải nhìn nhận thực tế rằng, chính sách thu hút đầu tư vào nông nghiệp hiện nay chưa thực sự hấp dẫn. Điều đó giải thích vì sao, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và cả vốn đầu tư trong nước vào nông nghiệp tăng rất chậm. Vì vậy, để tạo được sức lan tỏa từ những “con sếu đầu đàn”, không chỉ địa phương phải tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi, mà Chính phủ cũng cần có chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn hơn.
Thứ nhất, phải có cơ chế ưu đãi cao nhất về thuế, đất đai, hạ tầng, tín dụng... Thậm chí, có thể ban hành những chính sách ưu đãi đặc biệt cho doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này trong một thời gian nhất định.
Thứ hai, phải nhanh chóng lấp đầy khoảng trống đầu tư trong lĩnh vực nghiên cứu sinh học, nghiên cứu ứng dụng công nghệ. Đầu tư về khoa học - công nghệ cho nông nghiệp hiện rất thấp (năm 2015 khoảng 0.3% GDP; năm 2020 ước đạt 0,5% GDP).
Thứ ba, cần có chính sách đào tạo lại lao động cho những vùng đưa công nghệ cao vào nông nghiệp. Nếu doanh nghiệp đứng ra đào tạo trực tiếp thì phải có chính sách hỗ trợ kinh phí đào tạo, đồng thời có chính sách đi kèm để giải quyết lao động dư thừa.
Thứ tư, phải ban hành quy chuẩn kỹ thuật và chứng nhận về sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao. Đồng thời, nhãn mác sản phẩm phải ghi đầy đủ xuất xứ nguyên liệu đầu vào. Một khi quy định về nhãn mác hàng hóa không còn nhập nhèm, sản phẩm công nghệ cao có lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp mới dám bỏ vốn đầu tư.
Về phần mình, các doanh nghiệp cũng phải thấy rằng, đầu tư vào nông nghiệp chính là đầu tư dựa vào lợi thế lớn nhất của Việt Nam và đây cũng là lĩnh vực đầu tư bền vững nhất để có sự lựa chọn đúng đắn. Dĩ nhiên, để đầu tư vào lĩnh vực này, doanh nghiệp phải thay đổi tư duy, sản xuất theo nhu cầu thị trường, hướng tới xây dựng sản phẩm chất lượng cao, có thương hiệu, sản xuất theo chuỗi.
Với riêng người nông dân, rõ ràng, hình thức sản xuất cũ đã hết thời. Để phát triển nông nghiệp chất lượng cao, ứng dụng công nghệ, không còn cách nào khác là phải liên kết thành hợp tác xã hoặc liên kết với doanh nghiệp lớn. Khi đó, người nông dân mới có tiềm lực để ứng dụng công nghệ cao, sản phẩm làm ra mới có chỗ đứng trên thị trường. Từ thành công của doanh nghiệp lớn, người nông dân có thể mô phỏng, sao chép để có chi phí đầu tư rẻ hơn, tận dụng cơ hội thị trường do chuỗi cung ứng mới mang lại. Bài học thành công của trồng hoa nhà kính ở Đà Lạt là một ví dụ điển hình của sự mô phỏng, lan tỏa công nghệ cao trong nông nghiệp.
Một khi tư duy của người nông dân, doanh nghiệp, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng thay đổi, thì đầu tư vào lĩnh vực này sẽ khởi sắc. Khi đó, không chỉ doanh nghiệp trong nước, mà cả doanh nghiệp nước ngoài sẽ đổ vốn vào nông nghiệp công nghệ cao. Có thể xem sự xuất hiện manh nha làn sóng đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản vào nông nghiệp Việt Nam thời gian qua để tận dụng cơ hội mà TPP mang lại, là một thí dụ điển hình.
Thùy Liên
Theo baodautu.vnBài viết cùng chuyên mục:
- Thêm nửa triệu tấn phân đạm ure ra thị trường
- Rõ nguyên tắc chọn dự án đầu tư công
- Hoàn thành dự án nút giao hầm chui Trung Hòa trước Tết Nguyên đán 2016
- Đề xuất vay 14.359 tỷ đồng ODA Nhật Bản xây cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc
- Dự án Trung tâm Ung bướu Chợ Rẫy được đầu tư chủ yếu từ vốn ngân sách
- Tập đoàn xuyên quốc gia dốc vốn FDI vào nguyên phụ liệu
- Chính thức động thổ xây dựng hầm qua đèo Cù Mông
- Giải phóng mặt bằng làm ga ngầm metro tại nút giao Hàng Bài - Trần Hưng Đạo
- Vietjet đặt mua 100 máy bay Boeing 737 Max200 trị giá 11,3 tỷ USD
- Không để vuột mất cơ hội từ Việt Nam
Các Chủ đề tương tự
-
Thủy sản Đắc Lộc nhận chứng nhận doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp
Bởi tindautu trong diễn đàn Tin doanh nghiệpTrả lời: 0Bài viết cuối: 04-13-2016, 11:49 PM -
Doanh nghiệp Australia đầu tư dự án nông nghiệp công nghệ cao tại Kon Tum
Bởi tindautu trong diễn đàn Tin đầu tưTrả lời: 0Bài viết cuối: 03-23-2016, 03:28 AM -
Đề nghị cho doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ vay ODA
Bởi tack trong diễn đàn Tin doanh nghiệpTrả lời: 0Bài viết cuối: 10-16-2015, 02:10 AM -
Triển lãm nghề nghiệp RMIT Việt Nam 2015 kết nối sinh viên và doanh nghiệp
Bởi tack trong diễn đàn Đầu tư và cuộc sốngTrả lời: 0Bài viết cuối: 07-11-2015, 12:23 AM -
Bộ Tài chính đề nghị xử nghiêm doanh nghiệp sữa không giảm giá
Bởi tack trong diễn đàn Tiêu dùngTrả lời: 0Bài viết cuối: 04-23-2015, 09:00 PM
Khu đô thị Icon Plaza Bình Dương được phát triển bởi Công ty Cổ phần Phú Gia Khiêm Land quy họach hòan thiện tầm nhìn đẹp căn hộ chiến lược. bán căn hộ Icon Plaza Bình Dương quy họach hòan thiện sát...
Khu chung cư cao cấp Icon Plaza...