Cụ thể, tỷ lệ doanh nghiệp chưa biết và hầu như không quan tâm đến WTO là 33,4%, TPP là 40,9%. Số doanh nghiệp không nắm được các điều khoản cụ thể của các hiệp định này khá cao, lần lượt là 66,3% và 77,8%.
Thậm chí, việc Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) thành lập vào ngày 31/12/2015 cũng không thu hút được sự quan tâm của doanh nghiệp trong nước khi có đến 56,8% doanh nghiệp chưa biết hoặc không quan tâm đến AEC, 85% doanh nghiệp không nắm được những điều khoản cụ thể của AEC.






.



Điều đáng nói là số doanh nghiệp Việt Nam không biết đến AEC cao hơn gấp đôi so với các nước trong khu vực như Myanmar là 36%, Thái lan 30%, Lào 28% và Campuchia là 26%.
Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng doanh nghiệp Việt Nam chưa sẵn sàng hội nhập khi chỉ có 19,7% doanh nghiệp cho biết họ sẵn sàng tham gia AEC, con số này của TPP và WTO là 21,7% và 31,1%.
Giải thích về sự “vô tư” này, ông Giản Tư Trung, Hiệu trưởng trường doanh nhân PACE cho rằng đa phần do doanh nghiệp Việt Nam không có tư tưởng thống trị thị trường Đông Nam Á nên việc hội nhập không làm họ quan tâm, không chuẩn bị.
Kết quả nghuên cứu có thể xem là tin buồn cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nhưng đây lại là một tin vui vì theo ông Trung, có nhận thức được sự tụt hậu mới tạo ra động lực để thay đổi.
Tuy nhiên, ông Trung cũng thừa nhận nhận thức trễ sẽ đem lại nhiều bất lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam, muốn có lợi thế họ buộc phải tập trung nhiều hơn so với các doanh nghiệp trong khu vực. Có hai cách để tồn tại cho doanh nghiệp Việt Nam theo ông Trung là chọn một thị trường ngách và làm thật tốt hoặc là một Doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Công Sang

Theo baodautu.vn