Biết các nhà đầu tư sẽ “nhạy cảm” với việc đầu tư ngoài ngành, nên khi cho biết ý định sẽ xuất khẩu không chỉ có thủy sản mà còn mở rộng sang các mặt hàng như gạo, nước mắm, nông sản…, Chủ tịch Công ty đã phải giải thích ngay rằng, Hùng Vương không đầu tư sản xuất các mặt hàng này, mà chỉ thu mua trong nước để xuất khẩu. Ông Dương Ngọc Minh, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Hùng Vương Đối với một doanh nghiệp thuộc tốp đầu và có 10 năm thâm niên trong lĩnh vực nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu cá như Hùng Vương, có lẽ “một nghề” đến nay cũng đã đủ “chín”. Ý tưởng của Hùng Vương là sẽ bỏ tiền đầu tư để sở hữu 30-50% một số chợ bên Mỹ hoặc bán cổ phần của mình, từ đó Hùng Vương sẽ đi thu mua các mặt hàng trong nước để xuất bán vào các chợ này. HĐQT Công ty đã đi khảo sát 16 chợ bên Mỹ, và theo khảo sát, 16 chợ này có doanh thu 700 triệu USD mỗi năm, trong đó 30-40% hàng hoá ở đây là từ Việt Nam như thủy, hải sản, nông sản và hàng tiêu dùng khác. Hùng Vương và các công ty con đang bán cá sang nhiều nước trên thế giới, với doanh thu xuất khẩu hợp nhất 9 tháng đầu năm 2013 hơn 3.219 tỷ đồng, chiếm 41,32% tổng doanh thu của Tập đoàn. Đối với “nghề” chính, Hùng Vương cũng muốn sử dụng “đòn bẩy” đối tác ngoại để mở rộng thị trường xuất khẩu. Hiện Hùng Vương đang chào bán 20 triệu cổ phần cho Tael Two Partners Ltd và Tael Management Co. Ltd. Dự kiến đợt chào bán này sẽ hoàn tất trước ngày 30/6/2014. Những đối tác này “có quan hệ rất tốt” với một tập đoàn siêu thị tại Indonesia, nơi mà Hùng Vương nhắm đến để đưa cá vào bán. Hùng Vương sẽ chào bán tiếp đợt 2 với 10 triệu cổ phần trong vòng 6 tháng sau khi kết thúc đợt 1 và dự kiến sẽ kết thúc trước ngày 31/12/2014. Giá chào bán tối thiểu là 28.000 đồng/cổ phần. Trong kế hoạch phát triển mở rộng ở Đông Nam Á, Hùng Vương đang nghiên cứu đầu tư nuôi trồng, sản xuất và bán cá ngay tại Indonesia. <em itemprop='author'> Baodautu.vn [/I]
Baodautu.vn

Theo baodautu.vn