Sức nóng của mảng du lịch biển hiện nay là không có gì có thể phủ nhận. Theo Địa Ốc Long Phát nhận định, sự tăng trưởng vượt trội của ngành du lịch biển đã giúp bất động sản ven biển Việt Nam có những bước tiến mạnh mẽ. Những xu hướng mới, mô hình mới liên tục được hình thành, thiết lập. Năm 2020 sẽ không dừng lại ở đó mà còn gọi tên những vùng đất mới giàu tiềm năng.

Sự phát triển của bất động sản ven biển

Những năm gần đây có thể nói là thời gian lên ngôi của ngành du lịch Việt Nam. Việt Nam được nhận xét là vùng đất với tài nguyên thiên nhiên đa dạng và tốc độ phát triển ngành du lịch đạt mức tăng trưởng tốt. Cùng với đó, bất động sản du lịch được xem là một trong những nguồn thu lớn nhất. Theo thống kê, năm 2018, Việt Nam đã đón tới hơn 15,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế. Riêng 10 tháng đầu năm 2019, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt gần 14,5 triệu lượt. Con số này tăng 13% so với cùng kỳ 2018. Dẫn đầu cả nước hiện là Quảng Ninh với quần thể vịnh Hạ Long. Sau đó là Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc,….


Tổng cục Du lịch đánh giá đây là mức tăng trưởng ấn tượng, cao hơn đáng kể mức bình quân chung của thế giới cũng như khu vực. Năm 2020, Nhà nước tiếp tục đẩy mạnh du lịch ven biển bằng những cú hích từ chính sách và hạ tầng. Từ đó thu hút thêm các nhà đầu tư từ trong và ngoài nước.

Những con số biết nói

Việt Nam có lợi thế sở hữu đường bờ biển dài hơn 3.400km chạy dọc từ Bắc tới Nam. Địa hình tạo nên hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ, hàng ngàn bãi tắm hoang sơ thu hút hàng nghìn khách du lịch. Đặc biệt, mỗi khu vực đều có một nét văn hóa vùng đặc trưng. Tất cả tạo nên một quần thể du lịch vừa hài hòa nhưng vẫn có những nét riêng độc đáo.

Tổng cục thống kê cho biết, khách đến du lịch biển chiếm đến 70% khách du lịch cả nước. Nguồn thu từ du lịch biển mang lại cũng chiếm đến 60% tổng thu ngành du lịch. Tổng cục Du lịch cũng dự báo đến năm 2020, Việt Nam sẽ đón 21 triệu lượt khách quốc tế. Đến 2025 con số này sẽ tăng lên 32 triệu lượt. Theo đó, đến năm 2020, dự báo cả nước cần 650.000 – 700.000 phòng lưu trú; đến năm 2025 cần có từ 950.000 – 1.050.000 buồng lưu trú. Điều này chứng tỏ tương lai phát triển của phân khúc bất động sản ven biển Việt Nam.

Những vùng đất mới được gọi tên

Đòn bẩy từ lượng khách du lịch tăng nhanh đã giúp thị trường này phát triển mạnh mẽ. Để đáp ứng các nhu cầu nghỉ dưỡng của du khách, hàng loạt các loại hình mới liên tục được tung ra. Hàng trăm các dự án nghìn tỷ được đặt khắp mọi nơi trên cả nước. Cứ khu vực này được lấp đầy thì khu vực mới lại được khai thác. Cứ liên tục như thế, các quần thể du lịch phức hợp liên tiếp hình thành.

Theo chuyên gia BĐS Long Phát ghi nhận, tại các thị trường truyền thống như Hạ Long, Phú Quốc, Nha Trang,… đều có được những sự bùng nổ từ giai đoạn 2015. Thì đến nay, những thị trường này bắt đầu có dấu hiệu chững lại. Vì đa số đã có sự sụt giảm về nguồn cung và giá cũng đã ở mức đỉnh điểm. Thì đây chính là lúc để bất động sản ven biển gọi tên những vùng đất mới.


Ninh Thuận

Ninh Thuận là cái tên còn khá mới trên bản đồ du lịch. Nơi đây luôn được biết đến là vùng đất Champa và các làng nghề truyền thống. Năm 2018, Ninh Thuận cũng khá tốt khi đón tiếp 2,19 triệu lượt khách du lịch. Từ đó giúp doanh thu từ du lịch ăng 15,7% so với cùng kỳ năm 2017. Hiện nay, Ninh Thuận cũng được thiết lập quy hoạch với ba mũi nhọn: du lịch, bất động sản và năng lượng sạch. Tại đây cũng đã có 61 dự án du lịch với tổng đầu tư gần 20.000 tỷ đồng.

Bà Rịa – Vũng Tàu

Là một cái tên không quá xa lạ nhưng tiềm năng về du lịch tại đây vẫn chưa được khai thác nhiều. Vũng Tàu nằm rất gần TP Hồ Chí Minh và đang được quy hoạch xây dựng tới hai sân bay. Đó là sân bay Hồ Tràm và sân bay Gò Găng. Thành phố cũng lấy du lịch làm quy hoạch phát triển trọng điểm. Đã có tới 155 dự án được đăng ký và phê duyệt. Trong đó có 18 dự án đầu tư nước ngoài lên tới 4,4 tỷ USD và 137 dự án trong nước với 48.700 tỷ đồng.

Cẩm Phả – Quảng Ninh

Ngoài khu vực Hạ Long thì Quảng Ninh vẫn còn nhiều vùng đất tiềm năng chờ khai phá. Khoảng vài năm trở lại, Nhà nước liên tục đẩy mạnh cơ sở hạ tầng kết nối khu vực. Ví dụ như cao tốc Vân Đồn – Hạ Long, cao tốc Nội Bài – Móng Cái,… đang được triển khai và xây dựng. Hay sân bay Quốc tế Vân Đồn vừa khánh thành đã tạo bệ phóng lớn cho du lịch toàn tỉnh.


Đặc biệt các khu vực lân cận Hạ Long như Cẩm Phả cũng nhận được sự quan tâm đặc biệt. Cẩm Phả nằm tại vị trí trung tâm giữa hai cực Hạ Long và Vân Đồn. Trong khi hai cực này đang phát triển gần kịch trần thì dòng vốn đương nhiên sẽ có xu hướng chảy xuôi về Cẩm Phả. Không chỉ vậy, Cẩm Phả còn có lợi thế địa hình không khác gì vịnh Hạ Long thứ hai. Cũng có vịnh Bái Tử Long, cũng có hàng chục bãi biển trải dài, có núi, có rừng.

Nhà nước cũng cho xây dựng đường bao biển nối Hạ Long Cẩm Phả dài gần 19km. Tổng vốn bỏ ra cho dự án hơn 1.300 tỷ. Tiếp đó là sự hình thành của hàng loạt các khu du lịch nghỉ dưỡng, trung tâm thương mại. Ví dụ như Vincom Plaza Cẩm Phả, khu đô thị kiểu mới SENTOSA WORLD,… Đặc biệt, Cẩm Phả cũng nằm trong quy hoạch phát triển du lịch cùng tầm nhìn với Hạ Long đến năm 2050.

Theo Dia Oc Long Phat nhận định, việc chuyển dịch ra các vùng đất mới sẽ tạo nên nhiều cơ hội cho du lịch Việt Nam. Phân khúc bất động sản ven biển cũng theo đó mà đón cơ hội vươn lên ngày càng mạnh mẽ.