[IMG]files/2015/03/14/vua-tom-minh-phu-lai-bat-thuong-do-dau-1.jpg[/IMG] Năm 2014, Minh Phú lãi gấp 3 lần so với năm trước đó Hôm qua (13/3), Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (mã CK: PMC) đã có thư giải trình gửi UBCK Nhà nước và Sở giao dịch chứng khoán tp.HCM về biến động lợi nhuận giữa hai kỳ báo cáo. Theo đó, trong quý IV/2014, doanh thu thuần của MPC tăng 13,6% so với quý IV/2013, lợi nhuận sau thuế tăng hơn 67% so với cùng kỳ. MPC giải thích, có 4 lý do khiến lợi nhuận hợp nhất sau thuế tăng mạnh. Thứ nhất, công ty đẩy mạnh sản xuất những mặt hàng giá trị gia tăng, phát triển dần vùng tôm có chất lượng, mở rộng thị trường tiêu thụ làm khả năng cạnh tranh của Minh Phú vượt trội hơn DN trong nước và trên thế giới. Thứ hai, do công ty đẩy mạnh công suất chế biến nhà máy Minh Phú - Hậu Giang, làm cho chi phí trên một đơn vị sản phẩm giảm, tăng hiệu quả kinh doanh. Thứ ba, do Công ty phát triển và hoànt hiện chuỗi cung ứng từ tôm giống đến tôm thương phẩm sạch bệnh, từ đó ký được những đơn hàng giá trị lớn. Thứ tư, lãi suất giảm khiến chi phí tài chính giảm, đồng thời công ty quản lý tốt dòng tiền khiến doanh thu tài chính tăng, chi phí tài chính giảm. Báo cáo tài chính quý IV và báo cáo tài chính hợp nhất năm 2014 vừa được Minh Phú công bố gây nhiều bất ngờ vì lợi nhuận 'khủng'. Cụ thể, doanh thu năm 2014 của công ty đạt 4.297 tỷ đồng, tăng 13,6% so với cùng kỳ, lãi ròng dành cho cổ đông công ty mẹ đạt 190 tỷ đồng, tăng 65,9%. Lũy kế cả năm, Minh Phú bão lãi trước thuế hơn 1.000 tỷ đồng, lãi sau thuế đạt 755 tỷ đồng, tăng gần gấp 3 lần so với lợi nhuận năm 2013 (270 tỷ đồng). EPS năm 2014 của MPC đạt mức 10.930 đồng/cổ phiếu. Năm 2015, công ty dự kiến sẽ cán mốc 1 tỷ USD. Lợi nhuận năm 2015 ước đạt 1.416 tỷ đồng, tăng 55%. Trước đó, tại Đại hội đồng cổ đông bất thường tổ chức ngày 4/1/2014, Thủy sản Minh Phú đã lên kế hoạch hủy niêm yết tự nguyện để thuận lợi hơn trong việc tìm kiếm đối tác chiến lược và tái cơ cấu lại công ty. Việc hủy niêm yết sẽ giúp MPC bán cổ phần cho đối tác ngoại mà không bị giới hạn room. Bên cạnh đó, gia đình ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Minh Phú cũng dự kiến giảm tỷ lệ sở hữu từ 79% hiện tại xuống thấp nhất là 35%.

Đề nghị này của Thủy sản Minh Phú đã được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận. Theo đó, ngày giao dịch cuối cùng của 70 triệu cổ phiếu MPC là 30/3, ngày chính thức hủy niêm yết là 31/3. Tuy nhiên, Ủy ban cũng yêu cầu Thủy sản Minh Phú cam kết thực hiện đăng ký giao dịch trên thị trường UPCoM ngay sau khi hủy niêm yết trên HOSE để đảm bảo quyền lợi của cổ đông công ty có kênh giao dịch cổ phiếu MPC.

Thủy sản Minh Phú là doanh nghiệp hàng đầu về sản xuất, chế biến và xuất khẩu tôm. Năm 2014, Minh Phú xuất khẩu sang hơn 60 quốc gia, tăng 41% so với năm trước, doanh số đạt 730 triệu USD. Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất, chiếm hơn 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty, tiếp theo là Nhật Bản và Châu Âu.
<em itemprop='author'> Hà Tâm [/I]
Hà Tâm

Theo baodautu.vn

Bài viết cùng chuyên mục: