Trong những năm gần đây, doanh thu từ các thị trường trò chơi trực tuyến của Nhật Bản tăng trưởng mạnh, lên đến 842,3 tỷ Yên, chủ yếu là từ điện thoại thông minh và máy tính bảng. Trung bình mỗi người dân Nhật Bản chi trả từ 5.000 - 6.000 Yên ( khoảng 900 đến 1 triệu đồng) cho 1 tháng sử dụng các phần mềm hay trò chơi trực tuyến trên máy tính và điện thoại thông minh. Trong năm 2014, con số trên còn tăng lên gấp nhiều lần. Đây là minh chứng cho nhu cầu tiếp cận và sử dụng công nghệ nội dung số của người dân Nhật Bản đang tăng một cách nhanh chóng. Các doanh nghiệp Việt Nam luôn đanh giá cao các sản phẩm Game online từ thị trường Nhật bản Chính bởi sự gia tăng chóng mặt của trò chơi trên điện thoại smartphone tại thị trường Nhật Bản, đến tháng 10/2013, Nhật Bản đã vượt qua Mỹ trở thành nước dẫn đầu thế giới về thị trường game. Nhật Bản là một nước có thị phần về game online lớn nhất trên thế giới và đặc trưng lớn nhất của thị trường này là số lượng người dùng iOS và Google Play là tương đương nhau. Việt Nam hiện nay được đánh giá là một trong những quốc gia hàng đầu trong khu vực về lĩnh vực gia công phần mềm và nội dung số. Trong đó, Nhật Bản là đối tác đầu tư, thương mại hàng hóa lớn thứ hai của Việt Nam trong lĩnh vực này. Tại buổi hội thảo và giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản trong lĩnh vực nội dung số và phần mềm mới đây, đại diện của Hiệp hội Game online Nhật Bản JOGA cho biết, “Tôi có đến và tìm hiểu thị trường game Việt Nam vào năm 2008 và chỉ 2 năm sau đó tôi quay lại đất nước của các bạn thì tôi nhận thấy nhu cầu và thị trường game online của Việt Nam phát triển gấp 2 lần thời gian trước. Vì vậy tôi rất tin tưởng và kỳ vọng vào sự phát triển của thị trường IT cũng như game online ở Việt Nam trong tương lai”. Mặc dù doanh thu tăng trưởng cao nhưng thị trường nội dung số và game online Việt Nam chủ yếu trong tay các nhà phát triển game ngoại. Năm 2013, doanh thu từ thị trường game Việt Nam đạt 237 triệu USD, đồng thời đứng thứ 6 ở châu Á, sau Nhật Bản, Trung Quốc và Đài Loan. Công ty game lớn nhất Việt Nam (VNG) được định giá 1 tỷ USD, nhưng thực tế 40% doanh thu game năm 2014 thuộc về các doanh nghiệp nước ngoài, trong khi các doanh nghiệp sản xuất game trong nước vẫn hoạt động theo kiểu 'không lỗ đã là thành công”. Ông Bùi Huy Sơn, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cho biết, các doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản đang có điều kiện thuận lợi nhất để hợp tác, kinh doanh do Nhật Bản có nhiều khuôn khổ, Hiệp định đối tác nhất với Việt Nam. Bên cạnh đó, Nhật Bản hiện vẫn là đối tác đầu tư, thương mại hàng hóa lớn thứ hai của Việt Nam và lĩnh vực nội dung số là một trong lĩnh vực có kết quả hợp tác đáng khích lệ. Ông Sơn mong muốn doanh nghiệp thuộc lĩnh vực của hai nước tiếp đẩy mạnh hợp tác và đầu tư để góp phần đưa lĩnh vực này của hai nước ngày càng phát triển. Theo như đánh giá của anh Nguyễn Việt Khánh, Giám đốc Trung tâm iValues Công ty cổ phần Phần mềm Việt, một doanh nghiệp đang kinh doanh các sản phẩm gamemobile, các Game online tại Nhật Bản có nội dung hấp dẫn, hình ảnh đẹp, rất có tiềm năng tại thị trường Việt Nam. Một số game của Nhật Bản sau khi đưa lên Apple Store sau 1 đến 2 tháng đã có hàng triệu lượt tải. Anh cũng cho biết dự đinh của mình tham gia vào sự kiện này nhằm tìm các đối tác, mua lại các game mobile của Nhật Bản để Việt hóa và kinh doanh, phát hành tại thị trường Việt Nam. “Chúng tôi rất vui mừng vì trong những năm qua, Cục Xúc tiến Thương mại đã hỗ trợ nhiều doanh nghiệp Việt Nam tham gia các hoạt động xúc tiến thương mai tại Nhật Bản, ví dụ như Tokyo Gameshow hay các hoạt động nghiên cứu thị trường nội dung số tại Nhật Bản. Chúng tôi luôn hết sức sẵn lòng hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận và phát triển hợp tác với các doanh nghiệp Nhật Bản”, ông Sơn nhấn mạnh. <em itemprop='author'> Thu Trang [/I]
Thu Trang

Theo baodautu.vn