Goldseason - Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP: Trong những năm gần đây, công tác cải cách TTHC luôn được Thủ tướng Chính phủ quan tâm chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương thực hiện. Trong đó, việc xây dựng Chính phủ điện tử mà trọng tâm là xây dựng Cổng DVCQG có thể nói là bước đi rất quan trọng trong cải cách hành chính khi kết nối các dịch vụ công của các Bộ, ngành, địa phương lên một địa chỉ duy nhất là Cổng DVCQG. Đây cũng là việc làm thể hiện tinh thần Chính phủ lấy người dân doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ.



Goldseason Nguyễn Tuân - Vì sao có thể mua được căn hộ giá tốt nhất trong lúc này

Từ thời điểm Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án xây dựng Cổng DVCQG (tháng 3/2019), trong 9 tháng qua với trách nhiệm được giao, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan đã phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương để chuẩn bị cho công tác khai trương Cổng DVCQG.

Cùng với VPCP, các Bộ, ngành, địa phương đã rất tích cực trong rà soát, chuẩn hóa, nâng cấp cơ sở dữ liệu TTHC; nâng cấp, tích hợp, cung cấp các dịch vụ công trực tuyến trên Cổng DVCQG liên quan đến người dân, doanh nghiệp, đặc biệt yêu cầu đầu tiên là những dịch vụ nào người dân doanh nghiệp cần thì triển khai trước; xây dựng, triển khai Cổng dịch vụ công, Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp Bộ, cấp tỉnh kết nối với Cổng DVCQG...

Có thể nói việc xây dựng Cổng DVCQG là vấn đề cực kỳ khó khăn bởi khi chúng ta triển khai Chính phủ điện tử, cơ sở dữ liệu quốc gia của chúng ta chưa được hoàn chỉnh, thiếu thể chế, thiếu nền tảng dữ liệu, thiếu nền tảng hạ tầng…, chúng ta mới chỉ có dữ liệu liên quan đến bảo hiểm, doanh nghiệp, mã số thuế, việc kết nối dữ liệu giữa các cơ quan hành chính nhà nước còn hạn chế... Tuy nhiên quá trình triển khai đến nay, VPCP, các cơ quan liên quan, các chuyên gia đã rất nỗ lực để chuẩn bị khai trương.

Goldseason Nguyễn Tuân - Thời điểm khai trương, Cổng DVCQG sẽ cung cấp 5 dịch vụ công thực hiện tại 63 tỉnh, TP: Đổi giấy phép lái xe; thông báo hoạt động khuyến mại; cấp lại thẻ bảo hiểm y tế do mất, hỏng; dịch vụ cấp điện hạ áp (phục vụ người dân, hộ gia đình); dịch vụ cấp điện trung áp (phục vụ doanh nghiệp) và tích hợp tiện ích thanh toán tiền điện. Cùng với đó, cung cấp 4 dịch vụ công thực hiện tại cấp Bộ: Cấp giấy phép lái xe quốc tế; đăng ký khuyến mãi; nhóm dịch vụ về cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, nộp thuế điện tử đối với doanh nghiệp;

Ngoài ra, đối với 4 địa phương đã tích hợp trong năm 2019 cung cấp thêm một số dịch vụ công, ví dụ tại TP Hồ Chí Minh là đăng ký hộ kinh doanh và đăng ký thuế; Hà Nội, Quảng Ninh, Hải phòng là đăng ký khai sinh….

Việc đưa các dịch vụ công trực tuyến lên Cổng DVCQG sẽ thực hiện theo lộ trình, ưu tiên chọn thủ tục, dịch vụ thiết yếu với người dân, doanh nghiệp để cung cấp trước.

Tiết kiệm 4.222 nghìn tỷ đồng/năm

- Cổng DVCQG hoạt động sẽ đem lại tiện ích như thế nào đối với người dân và doanh nghiệp và với các cơ quan hành chính Nhà nước, thưa Bộ trưởng?

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP: Tôi muốn nhấn mạnh lại việc triển khai Cổng DVCQG là một nhiệm vụ lớn trong triển khai Chính phủ điện tử, giúp người dân, doanh nghiệp thực hiện giao dịch với các cơ quan nhà nước thuận tiện, dễ dàng hơn.

Mục tiêu Cổng DVCQG là lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, từ đó đưa các dịch vụ công từ các Bộ, ngành tích hợp lên Cổng DVCQG với tinh thần tạo ra sự minh bạch, tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân, doanh nghiệp một cách tốt nhất. Khi vận hành, Cổng DVCQG sẽ trở thành hệ thống hoàn chỉnh quan trọng kết nối Chính phủ với người dân và doanh nghiệp, thể hiện tinh thần phục vụ của Chính phủ.

Lợi ích mang lại của Cổng DVCQG là người dân, doanh nghiệp chỉ cần truy cập vào một địa chỉ duy nhất (dichvucong.gov.vn), bằng một tài khoản duy nhất để đăng nhập được đến tất cả các Cổng DVC cấp Bộ, cấp tỉnh để thực hiện dịch vụ công trực tuyến.

Việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến của người dân, doanh nghiệp sẽ không còn phụ thuộc vào thời gian, địa giới hành chính.

Nguồn tham khảo bài viết: http://goldseasoncomplex.com/