Đây là kết quả của cuộc khảo sát mới nhất của IDC Việt Nam, thuộc tập đoàn IDC là tập đoàn nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin và Truyền thông công bố hôm qua, 4/6/2015 tại sự kiện Vietnam Enterprise Mobility Breakfast Briefing 2015.
Theo khảo sát Enterprise Mobility MaturityScape của IDC, doanh nghiệp thông qua di động tai Việt Nam vẫn còn trong giai đoạn sơ khai và tìm hiểu.






Mới có 13% doanh nghiệp được khảo sát cho rằng nền tảng di động là mục tiêu chiến lược



Trong giai đoạn này, mọi thứ vẫn còn tập trung chủ yếu vào việc triển khai và hỗ trợ các thiết bị. Nỗ lực lớn nhất về khai thác hiệu ứng di động doanh nghiệp tại APEJ chủ yếu là từ Hong Kong, và ở mức độ thấp hơn, là Trung Quốc.
Trong số các doanh nghiệp tham gia khảo sát, 28% doanh nghiệp cho biết đang tìm hiểu và thử nghiệm triển khai nền tảng di động, 19% doanh nghiệp cho rằng nền tảng di động là tiềm năng nhưng không phải là một phần quan trọng, 15% doanh nghiệp đầu tư dựa trên các nguồn lực và chỉ 13% doanh nghiệp cho rằng, nền tảng di động là mục tiêu chiến lược, 24% doanh nghiệp khẳng định nền tảng di động mang lại kết quả kinh doanh biến đổi.
Kết quả cho thấy doanh nghiệp đã bắt đầu tập trung vào quy trình hoạt động nâng cao hơn và họ cũng đã đưa ra các ứng dụng kinh doanh theo hàng ngang. Doanh nghiệp cũng đã bắt đầu nhìn nhận một cách nghiêm túc hơn các mối đe dọa bảo mật và đầu tư trong việc triển khai công nghệ thông tin.
Ông Võ Lê Tâm Thanh, phụ trách chính nghiên cứu điện thoại di động tại IDC Việt Nam cho biết, có thể khẳng định giải pháp di động là rất quan trọng đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Tỷ lệ thâm nhập điện thoại thông minh ở Việt Nam đã đạt đến một giai đoạn nhất định với sự tiếp cận và giúp doanh nghiệp có một góc nhìn tích cực lẫn chiến lược, về việc di động hóa sẽ giúp nâng cao quá trình kinh doanh cho hiểu quả hơn.
Các doanh nghiệp đã chuẩn bị để tiến tới những công việc và chính sách cụ thể, và sẽ có cách tiếp cận chiến lược hơn về triển khai di động và nhận ra tầm quan trọng của ứng dụng di động nội bộ.
Ông Daniel Pang, Giám đốc, phụ trách quản lý nhóm nghiên cứu về thiết bị, của IDC ASEAN cho biết, để hội nhập nhanh hơn, các doanh nghiệp cần phải đảm bảo họ có một chiến lược di động đúng để theo kịp môi trường di động hiện nay. Dự báo cho biết, trong năm 2015, có khoảng 650 triệu người chỉ sử dụng mobile-internet tại Châu Á Thái Bình Dương, ngoại trừ Nhật Bản.
Được thúc đẩy bởi số lượng rất lớn các smartphone và tablet phân phối tại Châu Á Thái Bình Dương và lượng thời gian của một người trung bình dành cho smartphone của họ ngày càng tăng.
Xu hướng chi tiêu di động doanh nghiệp trong khu vực dự kiến ​​sẽ vượt mốc 22 tỷ USD trong năm 2015
IDC Việt Nam, thuộc tập đoàn IDC là tập đoàn nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin và Truyền thông, với hệ thống văn phòng đặt tại hơn 110 quốc gia và hơn 1,000 chuyên viên phân tích.
Hàng quý, IDC thực hiện các nghiên cứu thị trường định kỳ đối với các sản phẩm công nghệ thông tin trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Các sản phẩm được nghiên cứu gồm: laptop, máy tính để bàn, màn hình, máy in, máy photocopy, máy scan, tổng đài điện thoại, LAN, phần mềm, Wireless LAN, mực in, dịch vụ CNTT, phần mềm bảo mật, dịch vụ điện thoại di động và cố định, thiết bị di động, máy tính bảng và các dịch vụ nghiên cứu khách hàng và tư vấn chiến lược kinh doanh CNTT.

Đây là kết quả của cuộc khảo sát mới nhất của IDC Việt Nam, thuộc tập đoàn IDC là tập đoàn nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin và Truyền thông công bố hôm qua, 4/6/2015 tại sự kiện Vietnam Enterprise Mobility Breakfast Briefing 2015.
Theo khảo sát Enterprise Mobility MaturityScape của IDC, doanh nghiệp thông qua di động tai Việt Nam vẫn còn trong giai đoạn sơ khai và tìm hiểu.
Trong giai đoạn này, mọi thứ vẫn còn tập trung chủ yếu vào việc triển khai và hỗ trợ các thiết bị. Nỗ lực lớn nhất về khai thác hiệu ứng di động doanh nghiệp tại APEJ chủ yếu là từ Hong Kong, và ở mức độ thấp hơn, là Trung Quốc.
Trong số các doanh nghiệp tham gia khảo sát, 28% doanh nghiệp cho biết đang tìm hiểu và thử nghiệm triển khai nền tảng di động, 19% doanh nghiệp cho rằng nền tảng di động là tiềm năng nhưng không phải là một phần quan trọng, 15% doanh nghiệp đầu tư dựa trên các nguồn lực và chỉ 13% doanh nghiệp cho rằng, nền tảng di động là mục tiêu chiến lược, 24% doanh nghiệp khẳng định nền tảng di động mang lại kết quả kinh doanh biến đổi.
Kết quả cho thấy doanh nghiệp đã bắt đầu tập trung vào quy trình hoạt động nâng cao hơn và họ cũng đã đưa ra các ứng dụng kinh doanh theo hàng ngang. Doanh nghiệp cũng đã bắt đầu nhìn nhận một cách nghiêm túc hơn các mối đe dọa bảo mật và đầu tư trong việc triển khai công nghệ thông tin.
Ông Võ Lê Tâm Thanh, phụ trách chính nghiên cứu điện thoại di động tại IDC Việt Nam cho biết, có thể khẳng định giải pháp di động là rất quan trọng đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Tỷ lệ thâm nhập điện thoại thông minh ở Việt Nam đã đạt đến một giai đoạn nhất định với sự tiếp cận và giúp doanh nghiệp có một góc nhìn tích cực lẫn chiến lược, về việc di động hóa sẽ giúp nâng cao quá trình kinh doanh cho hiểu quả hơn.
Các doanh nghiệp đã chuẩn bị để tiến tới những công việc và chính sách cụ thể, và sẽ có cách tiếp cận chiến lược hơn về triển khai di động và nhận ra tầm quan trọng của ứng dụng di động nội bộ.
Ông Daniel Pang, Giám đốc, phụ trách quản lý nhóm nghiên cứu về thiết bị, của IDC ASEAN cho biết, để hội nhập nhanh hơn, các doanh nghiệp cần phải đảm bảo họ có một chiến lược di động đúng để theo kịp môi trường di động hiện nay. Dự báo cho biết, trong năm 2015, có khoảng 650 triệu người chỉ sử dụng mobile-internet tại Châu Á Thái Bình Dương, ngoại trừ Nhật Bản.
Được thúc đẩy bởi số lượng rất lớn các smartphone và tablet phân phối tại Châu Á Thái Bình Dương, ngoại trừ Nhật Bản, và lượng thời gian của một người trung bình dành cho smartphone của họ ngày càng tăng.
Xu hướng chi tiêu di động doanh nghiệp trong khu vực dự kiến ​​sẽ vượt quá 22 tỷ USD trong năm 2015
IDC Việt Nam, thuộc tập đoàn IDC là tập đoàn nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin và Truyền thông, với hệ thống văn phòng đặt tại hơn 110 quốc gia và hơn 1,000 chuyên viên phân tích.
Hàng quý, chúng tôi thực hiện các nghiên cứu thị trường định kỳ đối với các sản phẩm công nghệ thông tin trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Các sản phẩm được nghiên cứu gồm: laptop, máy tính để bàn, màn hình, máy in, máy photocopy, máy scan, tổng đài điện thoại, LAN, phần mềm, Wireless LAN, mực in, dịch vụ CNTT, phần mềm bảo mật, dịch vụ điện thoại di động và cố định, thiết bị di động, máy tính bảng và các dịch vụ nghiên cứu khách hàng và tư vấn chiến lược kinh doanh CNTT.

Thế Hải

Theo baodautu.vn