4 trường hợp rủi ro và cách giải quyết cho dân đầu tư muốn cho thuê bất động sản để tăng thu nhập nhưng vẫn đảm bảo được an toàn cho tài sản của bản thân.

Trường hợp 1: Không nắm được chính xác số lượng người thuê nhà

Bạn cần biết rằng, bất kỳ món đồ nào khi trải qua số lần sử dụng càng nhiều thì mức độ hư hỏng, xuống cấp sẽ càng nhanh. Khi cho thuê nhà cũng vậy, số lượng người sử dụng vật dụng, đồ nội thất càng nhiều sẽ đẩy nhanh mức độ hư hỏng tài sản tự nhiên và về lâu về dài sẽ gây ra thiệt hại không nhỏ cho bạn.

Xem thêm: Vì sao dân đầu tư lại thích mua bán nhà đất Quận 1 TPHCM?

Đồng thời, nếu bạn không nắm rõ được số lượng người thuê nhà thì trong quá trình đăng kí tạm trú cho khách thuê có thể sẽ gặp nhiều vấn đề phát sinh.
Hoặc tệ hơn bạn sẽ bị phiền phức, liên đới nếu người thuê nhà của bạn gặp vấn đề như có hành vi phạm pháp. Nắm chính xác số lượng người thuê nhà sẽ giúp bạn giảm thiểu tối đa rủi ro này.

Cách giải quyết

Trong hợp đồng cho thuê nhà cần quy định rõ ràng, giới hạn số lượng người có thể ở trong căn nhà cho thuê.

Nên có một điều khoản, thỏa thuận giữa bạn và khách thuê về việc ai sẽ chịu trách nhiệm nếu xảy ra vấn đề, sự cố mà nguyên nhân là do vi phạm cam kết số lượng thành viên cùng thuê căn nhà của bạn.

Trường hợp 2: Nhà cho thuê bị sử dụng sai mục đích

Đây là trường hợp xảy ra khá phổ biến, bạn cho thuê nhà nhưng không quy định rõ về mục đích sử dụng hoặc các điều khoản này không được chặt chẽ. Và người thuê nhà có thể vô tình hoặc cố ý lợi dụng điều này để sử dụng nhà thuê cho mục đích khác.

Đơn cử như việc, bạn cho thuê nhà nhưng người thuê lại sử dụng nhà cho mục đích kinh doanh. Và đương nhiên là có rất nhiều ngành nghề kinh doanh mà bạn chắc chắn sẽ không muốn nó được diễn ra ngay trong căn nhà của mình.

Cách giải quyết

Để tránh những khó khăn và phiền phức không đáng có, tốt nhất bạn nên trao đổi thống nhất hoặc quy định trực tiếp, rõ ràng về mục đích cho thuê nhà của mình với người thuê.

Các thông tin về mục đích cho thuê nhà này càng cụ thể, càng chi tiết càng tốt và phải được thể hiện đầy đủ trong hợp đồng cho thuê nhà ở.


Trường hợp 3: Lập biên bản bàn giao chi tiết hiện trạng nhà

Đây là một trong những lưu ý rất quan trọng, nhất là khi bạn cho thuê nhà với đầy đủ nội thất. Một biên bản bàn giao chi tiết hiện trạng nhà, vật kiến trúc kèm theo sẽ là căn cứ để giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp khi bên thuê nhà làm hư hỏng nhà hoặc làm thay đổi vật kiến trúc khi bàn giao nhà.

Xem thêm: Nên đầu tư vào việc mua bán nhà Cống Quỳnh Quận 1 hay không?

Cách giải quyết

Biên bản bàn giao chi tiết hiện trạng nhà cần phải được sự đồng ý của hai bên và nên được đính kèm trong hợp đồng cho thuê nhà

Tốt nhất, khi cho thuê nhà, bạn nên chụp hình lại hiện trạng các vật dụng, kiến trúc, đồ nội thất đắt tiền, dễ hư hỏng để làm cơ sở đối chiếu và tăng thêm tính xác thực nếu có vấn đề xảy ra

Trong trường hợp cần thiết, bạn có thể mời cơ quan thừa phát lại tiến hành lập vi bằng về việc bàn giao nhà.

Trường hợp 4: Không có yêu cầu, cam kết về đặt cọc

Khi cho thuê nhà, thông thường chúng ta thường thu tiền thuê nhà theo kỳ và thu tiền vào đầu kỳ, thường là 6 tháng hoặc một năm. Sai lầm dễ mắc phải ở đây là người cho thuê nhà sẽ có cảm giác yên tâm là đã nắm đằng cán nên không lo lắng về các vấn đề phát sinh trong quá trình cho thuê nhà.

Tuy nhiên, bạn nên nhớ thực chất số tiền này vốn là tiền thuê nhà và nó sẽ càng ngày càng bị khấu hao dần. Sẽ ra sao nếu có vấn đề phát sinh ngay tại thời điểm hết hợp đồng thuê nhà hoặc đến hạn thanh toán nhưng bên thuê không chịu thanh toán và cũng không chịu bàn giao lại nhà cho bạn.

Cách giải quyết

Thông thường số tiền cọc thuê nhà sẽ bằng 1 hoặc 2 tháng tiền thuê nhà, bạn và người thuê nhà cần phải có sự thỏa thuận thống nhất về số tiền cọc.

Các bên cũng cần thỏa thuận cụ thể về thời điểm giao tiền đặt cọc và lập biên bản giao nhận tiền đặt cọc để tránh những tranh chấp sau này.

Trong hợp đồng cho thuê nhà, nên có điều khoản quy định rõ ràng về các trường hợp bên thuê bị mất cọc hoặc bị khấu hao tiền cọc.

Bài viết cùng chuyên mục: