Trẻ dưới 1 tuổi có phác đồ tiêm uốn ván gồm 3 mũi cộng hợp (5 trong 1 hoặc 6 trong 1) vào lúc 2,3,4 tháng tuổi, mỗi mũi tiêm sẽ cách nhau 1 tháng. Trẻ sẽ được tiêm nhắc lại vào lúc 15-18 tháng tuổi.

Hiện nay, nhiều người đang có những hiểu biết chưa đúng về tiêm phòng vắc xin uốn ván. Nhiều người cho rằng tiêm phòng uốn ván một liều có thể bảo vệ suốt đời nên khi có vết thương chủ quan không tiêm.



Tùy theo mức độ nhiễm độc, vị trí vết thương, độ rộng vết thương cũng như điều kiện yếm khí tại vết thương, biểu hiện triệu chứng lâm sàng có thể là khu trú (uốn ván thể đầu, co giật một chi...) hay uốn ván toàn thể.

Thời kỳ ủ bệnh khoảng 4-21 ngày, thường trong vòng 7-10 ngày. Bệnh nhân dễ bị tử vong do suy hô hấp, rối loạn thần kinh thực vật và ngừng tim.

Tỷ lệ tử vong của uốn ván tùy thuộc vào điều kiện hồi sức cấp cứu và điều trị sớm hay muộn, thông thường thì tỷ lệ chết rất cao, có thể từ 10 - 80%. Xử trí điều trị bằng cách xẻ mở rộng vết thương, loại bỏ điều kiện yếm khí, dùng thuốc kháng sinh có hiệu lực cao để diệt vi khuẩn kết hợp với liệu pháp huyết thanh, chống co giật và hồi sức tốt.

Khi nào cần tiêm mũi tăng cường uốn ván

Tiêm mũi tăng cường khi bị một số chấn thương nhất định. Thông thường, độc tố vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể thông qua vết da rách tạo nên bởi vật chứa vi khuẩn uốn ván. Nếu có một hoặc nhiều chấn thương hay vết thương dễ dẫn đến uốn ván, bạn nên tiêm một mũi tăng cường. Chúng gồm:

- Mọi vết thương nhiễm bẩn bởi đất, bụi hoặc phân ngựa.
- Vết đâm. Vật gây ra loại vết thương này bao gồm mảnh gỗ vụn, móng tay, kim, kính và vết cắn của người hay động vật.
- Bỏng da. Bỏng độ hai (bỏng dày cục bộ hoặc bỏng rộp) và độ ba (bỏng dày toàn bộ) có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn bỏng độ một (bề mặt).
- Chấn thương do va chạm dẫn đến tổn thương mô do bị chèn ép giữa hai vật nặng. Chúng cũng có thể xảy ra khi một bộ phận cơ thể bị vật nặng rơi trúng.
- Vết thương liên quan đến mô hoại tử hay chết. Không có máu nuôi dưỡng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng (cùng với sự tổn thương nghiêm trọng) của những mô này. Chẳng hạn như, vùng ngoại tử (mô chết) sẽ có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn.
- Vết thương có chứa ngoại vật. Vết thương có chứa ngoại vật như mảnh vụn, mảnh thủy tinh, sỏi hoặc những vật thể khác có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn.

VNVC Trung tâm tiêm chủng hiện đại và lớn nhất Việt Nam

Với sự thành công trong mô hình tiêm chủng dịch vụ cao cấp ở 2 TT tiêm chủng HN và TP. HCM. Vào ngày 17/6/2018 vừa qua, VNVC tiếp tục khai trương Trung tâm thứ 3 tại Toà nhà ICON4 Cầu Giấy - 243A Đê La Thành, P. Láng Thượng, Q. Đống Đa, Hà Nội - là một trong những trung tâm tiêm chủng lớn nhất Việt Nam với tổng diện tích gần 3.000m2, bao gồm 80 phòng khám và phòng tiêm cùng các khu tiện ích cao cấp, dự kiến phục vụ 2.000-3.000 lượt khách mỗi ngày.



Với cơ sở vật chất sang trọng, diện tích mặt bằng lớn, hệ thống quản trị hiện đại, đặc biệt là nguồn vắc xin phong phú, giá thành hợp lí... sẽ đáp ứng tốt nhu cầu của người dân tại Hà Nội, TP.HCM và các tỉnh lân cận, góp phần làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người dân.

Xem thêm : Trung tâm tiêm chủng VNVC