Trong thời gian trong thời gian vừa qua, có rất nhiều người thắc mắc về các thủ tục tranh chấp đất đai nhất là các thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính. Do đó, công ty Luật TGS xin giới thiệu với các bạn về thủ tục hành chính như sau:
Câu hỏi:
Thưa Luật sư, hiện nay nhà em có tranh chấp với hộ liền kề một mảnh đất khai hoang trước kia mảnh đất này do hai khai hoang và cùng chia nhau sử dụng. Nhưng khi cấp thực hiện thủ tục cấp sổ đỏ thì bên nhà em lại được được phân chia ít hơn so với diện tích sử dụng thực tế. Đến khi em muốn đòi lại đất nhưng gia đình bên cạnh không chịu. Em có hỏi mọi người về cách giải quyết tranh chấp này như thế nào thì mọi người khuyên thực hiện theo thủ tục hành chính. Vậy thưa Luật sư cho em hỏi: giải quyết theo thủ tục hành chính được Nhà nước quy định như thế nào?

Câu trả lời:

Cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi!

Khi thực hiện các thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai bắt buộc phải thực hiện bước hòa giải ở cấp cơ sở xã, phường, thị trấn.

Theo quy định tại điều 202 Luật đất đai quy định về việc giải quyết tranh chấp đất đai tại ủy ban nhân dân xã/phường bằng thủ tục hòa giải như sau:

1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

2.Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

3.Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

Trong trường hợp hòa giải hòa giải thành công thì UBND xã sẽ lập biên bản hòa giải và có trách nhiệm chỉnh lý các hồ sơ giấy tờ cho phù hợp với biên bản hòa giải.

Trong trường hợp, không hòa giải thành công thì những người liên quan có thể thực hiện theo thủ tục hành chính hoặc thực hiện hành hình thức tố tụng dân sự





Trong trường hợp thực hiện theo thủ tục hành chính thì:
Khi các chủ thể tranh chấp đất đai không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ chứng minh theo quy định của pháp luật thì các tranh chấp đất đai sẽ được thực hiện theo thủ tục hành chính. Thủ tục hành chính sẽ được thực hiện ở UBND cấp có thẩm quyền

Đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch UBND cấp huyện sẽ là người có thẩm quyền giải quyết. Nếu một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết của chủ tịch UBND cấp huyện thì có quyền khiếu nại lên đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh.
Dịch vụ giải quyết tranh chấp đất đai tại Hà Đông
Dịch vụ giải quyết tranh chấp đất đai tại Gia Lâm
Dịch vụ giải quyết tranh chấp đất đai tại Thanh Trì


Đối với tranh chấp đất đai giữa tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài với nhau hoặc giữa các đối tượng đó với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thì Chủ tịch UBND cấp tỉnh sẽ là người có thẩm quyền giải quyết. Nếu một trong các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết của chủ tịch UBND cấp tỉnh thì có quyền khiếu nại lên đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Chúng tôi hy vọng những thông tin trên sẽ giúp cho bạn thêm kiến thức về vấn đề giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính.

Mọi vấn đề thắc mắc bạn vui lòng liên hệ qua số điện thoại: 1900.8698 để nhận được sự giải đáp