<h1 style='text-align: justify;'>






Chính phủ quy định, tổng dư nợ các nguồn vốn huy động cho đầu tư các dự án, công trình thuộc nhiệm vụ đầu tư từ ngân sách thành phố không vượt quá 150% tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách thành phố Hà Nội.



</h1>
Theo đó, khoản 3 Điều 5 được sửa đổi như sau: Tổng dư nợ các nguồn vốn huy động cho đầu tư các dự án, công trình thuộc nhiệm vụ đầu tư từ ngân sách thành phố không vượt quá 150% tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách thành phố theo dự toán Hội đồng nhân dân thành phố quyết định hàng năm (không bao gồm nguồn vốn huy động đầu tư các dự án theo quy định tại khoản 4, vốn đầu tư các dự án bổ sung có mục tiêu không ổn định từ ngân sách trung ương cho ngân sách thành phố (nếu có).
Tổng sản phẩm trên địa bàn Hà Nội bình quân 5 năm 2011 - 2015 ước tăng 9,23%, gấp 1,58 lần mức tăng bình quân chung của cả nước. Quy mô tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố (GRDP) năm 2015 theo giá hiện hành ước đạt khoảng 27,6 tỷ USD, bình quân thu nhập đầu người khoảng 3.600 USD, tăng gấp 1,8 lần so với năm 2010. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt và vượt dự toán: 5 năm tổng thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 714.000 tỷ đồng, tỷ lệ tăng bình quân khoảng 7,1%/năm.

Ngoài ra, nghị định mới cũng bổ sung khoản 4 quy định: Các khoản vay để đầu tư vào dự án có khả năng hoàn vốn, các khoản vay lại từ nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về quản lý nợ công.
Cơ chế ngân sách đặc thù quy định trên được thực hiện trong các năm ngân sách 2015 và 2016. Từ ngày 1/1/2017, thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước 2015.
Chính sách trên nhằm tạo điều kiện cho thành phố Hà Nội huy động nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô trong năm 2015 - 2016.
Hà Quang

Theo baodautu.vn

Bài viết cùng chuyên mục: