Cảng Hòn La, đầu mối của ngành dịch vụ logistics của Quảng Bình



Theo đó, UBND tỉnh Quảng Bình xác định việc phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn tỉnh theo hướng đồng bộ, chuyên nghiệp và hiện đại sẽ giúp ngành dịch vụ logistics Quảng Bình từng bước hội nhập vào thị trường dịch vụ logistics trong khu vực và thế giới, xa hơn sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Bình.
UBND tỉnh Quảng Bình giao trách nhiệm và yêu cầu các Sở KH&ĐT, Sở Công Thương, Sở GTVT, Sở TNMT, BQL Khu Kinh tế phối hợp với các UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện báo cáo, nghiên cứu đề xuất các phương án quy hoạch phù hợp với các quy hoạch chung cũng như kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn; cải thiện thông thoáng cơ chế, chính sách để khuyến khích đầu tư phát triển dịch vụ logictics; triển khai thực hiện các dự án nâng cấp, cải tạo, mở rộng hệ thống giao thông vận tải, ưu tiên huy động các nguồn lực để xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông; hiện đại hóa hệ thống nhà ga, bến cảng, kho bãi để bảo đảm kết nối thuận tiện giữa các trung tâm logistics trên địa bàn tỉnh với nhau, giữa các trung tâm logistics với khu vực sản xuất, các địa bàn tiêu thụ và các đầu mối giao thông; bố trí quỹ đất phù hợp dành cho phát triển hệ thống trung tâm logictics trên địa bàn tỉnh…
UBND tỉnh Quảng Bình đồng thời giao Sở Công Thương tỉnh đánh giá, tổng hợp và đề xuất phân hạng đối với các trung tâm logistics hạng I, hạng II, trung tâm logistics chuyên dụng hàng không; xem xét, công bố, cập nhật, tổng hợp danh mục trung tâm logistics cấp tỉnh, đánh giá tình hình hoạt động của các trung tâm logistics hiện có trên địa bàn để báo cáo Bộ Công Thương trước ngày 31/12/2015.
Ngọc Tân

Theo baodautu.vn

Bài viết cùng chuyên mục: