Bài viết sẽ hướng dẫn chi tiết quy trình thi công đổ bê tông cột, dầm bê tông dự ứng lực (1), sàn đúng kĩ thuật. Các chủ nhà cần nắm chắc để quản lý được toàn bộ quy trình đổ bê tông cột, dầm, sàn trong khi thực hiện xây dựng ngôi nhà của mình.


Bước 1: Kiểm tra cốp pha, cốt thép trước khi đổ bê tông

Trong quá trình đổ dầm bê tông dự ứng lực: Cốt thép cần phải đạt được các tiêu chí: chủng loại thép, vị trí, số lượng, chiều dài, nối, buộc thép phải theo thiết kế; làm sạch, đánh rỉ thép.

Cốp pha phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật: Đo đạc xác định vị trí đặt cốt pha, cốp pha phải đảm bảo chắc chẵn, kín thít chống mất nước khi đổ, đầm bê tông.

Bước 2: Chuẩn bị trước khi đổ bê tông.

Để có được thành phẩm đẹp, chủ đầu tư cần có quá trình chuẩn bị chu đáo, kể cả về thiết kế, đến thi công.

Bước 3: Đổ bê tông cột, dầm, sàn

3.1: Quy trình đổ bê tông cột

+ Chiều cao rơi tự do của bê tông không quá 2m.

+ Đưa bê tông vào khối đổ qua cửa đổ thông qua máng đổ.

+ Chú ý trong quá trình đầm tránh làm sai lệch cốt thép. Đầm được đưa vào trong để đầm theo phương thẳng đứng, dùng đầm dùi để đầm, chiều sâu mỗi lớp bê tông khi đầm dùi khoảng 30 - 50cm, thời gian đầm khoảng 20 - 40s.

+ Lưu ý với kết cấu có cửa, khi đổ đến cửa đổ thì bịt cửa lại và tiếp tục đổ phần trên.

+ Khi đổ bê tông cột lớp dưới cột thường bị rỗ do các cốt liệu to thường ứ đọng ở đáy, để khắc phục hiện tượng này trước khi đổ bê tông ta đổ 1 lớp vữa xi măng dày khoảng 10 – 20 cm.

3.2: Quy trình đổ bê tông dầm

Những trường hợp đặc biệt chiều cao dầm lớn hơn 80 cm, mới đổ bê tông dầm riêng không chung với bó vỉa bê tông (2). Trong nhà ở dân dụng, chiều cao dầm bê tông dự ứng lực ít khi vượt quá 50cm, người ta thường tiến hành đổ bê tông dầm cùng với bản sàn. Với loại dầm này, người ta không đổ bê tông thành từng lớp theo suốt chiều dài dầm mà sẽ đổ theo kiểu bậc thang từng đoạn khoảng 1m, đạt tới cao độ dầm rồi mới đổ đoạn kế tiếp.