Ông Nguyễn Như Tuyển, Giám đốc một Công ty Bất động sản ở TP.HCM cho biết, từ giữa năm 2016 đến nay, tình hình giao dịch bất động sản ở Củ Chi khá sôi động.

Ngoài người dân ở địa phương ra, khách hàng ở các nơi khác, nhất là các quận ở nội thành TP.HCM, đặc biệt là ở Hà Nội tìm đến mua khá đông. Lý do thì nhiều, nhưng quan trọng nhất là giá đất ở Củ Chi đang rẻ, phù hợp với khả năng của nhiều người.

Nhận cho vay thế chấp sổ đỏ đất nông nghiệp



“Với mức giá dành cho những thửa đất lớn chưa lên thổ cư chỉ 2 – 3 triệu đồng/m2, có nơi còn thấp hơn, gần đây nhiều người đã âm thầm gom một số lượng lớn để đón “sóng”. Ở phân khúc đất nền, tại những tuyến đường trung tâm của các xã, giá chỉ giao động từ 3 - 8 triệu đồng/m2, hay như khu dân Việt Kiều ở xã Tân Thông Hội là “đỉnh” nhất, giá chỉ 15 triệu/m2. Riêng ở phân khúc nhà xây sẵn, giao dịch cũng tương đối tốt với mức biến động về giá tăng từ 5 - 10% so với các tháng trước”, ông Tuyển chia sẻ.

Theo tìm hiểu, trong 21 xã và thị trấn hiện hữu ở Củ Chi, giá nhà đất ở những nơi giáp ranh với quận 12, huyện Hóc Môn, Bình Dương và gần các tuyến đường huyết mạch như Quốc lộ 22 (đường Xuyên Á), trung tâm hành chính huyện, hoặc dọc bờ sông Sài Gòn... tăng mạnh so với đầu năm 2016, có nơi tăng gần 50%. Một chủ đất ở xã Bình Mỹ cho biết, mấy ngày nay khách đến kiếm đất để mua rất nhiều, nhưng ông chưa bán vội vì còn nghe ngóng tình hình bất động sản củ chi.

Bất động sản ở Củ Chi sẽ có sự thay đổi lớn?

Ông Nguyễn Hồng Đức, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng PV (PV Invest) cho biết, một phần đất ở Củ Chi tăng là do thời gian gần đây có thông tin tốt về việc đầu tư hạ tầng, tiếp đó là do hệ số K về giá đất thay đổi, trong khi đó tình hình phân lô hộ lẻ ở huyện Hóc Môn – một địa bàn giáp ranh với Củ Chi - đang bị cấm nên khách ở Hóc Môn dồn về đây nhiều. Hy vọng trong thời gian tới bất động sản ở Củ Chi sẽ có sự thay đổi lớn.

Thực tế cho thấy, hiện ở Củ Chi chỉ có khoảng 5 - 6 dự án bất động sản lớn, quy mô từ 100 đến 300 hoặc 500 ha. Số còn lại là những dự án có quy mô nhỏ, từ 3 - 5 ha hoặc cùng lắm là vài chục ha, nhưng cũng chỉ loanh quanh chưa đến 10 chủ đầu tư tham gia.

Thường các dự án có quy mô đầu tư lớn, khách nhiều tiền và ở xa đến mua là chính do giá khá cao, trên dưới 10 triệu đồng/m2 đất nền. Còn khách ở địa phương hoặc những quận giáp ranh, họ thường mua ở các dự án có quy mô nhỏ, hoặc đất nền và nhà có sẵn trong các khu dân cư hiện hữu vì giá chỉ giao động 6 - 7 triệu/m2, nhiều nơi thấp hơn.

Ông Đức cũng cho biết thêm, người dân Củ Chi lâu nay quá quen với thông tin các tập đoàn lớn sẽ đầu tư vào Củ Chi rồi nên lần này họ không có gì ngạc nhiên. Vì vậy, hy vọng những dự án như New City, đại lộ ven sông Sài Gòn nối huyện Củ Chi về đến quận 1, hay dự án hồ cảnh quan trung tâm Thành phố mới tại Củ Chi. Một chủ đầu tư bất động sản khác cho rằng, các “ông lớn” thường xí phần dự án trước, nếu làm thì phải 2 năm sau mới triển khai.

Do đó, từ đây đến đầu năm sau, trừ những nơi có giá tăng cục bộ ra, nhiều khả năng mức biến động về giá nhà đất Củ Chỉ chưa cao, có thể chỉ giao động trong khoảng 10% - 15%, trong khi ở các quận khác như Hóc Môn, quận 12 có thể từ 20 – 25%. Tuy nhiên, mỗi khi các dự án nói trên của Tập đoàn Tuần Châu được chấp thuận và triển khai, cục diện thị trường về bất động sản của Củ Chi sẽ hoàn toàn đổi khác, tức sẽ tăng mạnh.