Thị trường bất động sản được dự báo sẽ có những chuyển biến tích cực trong năm nay, đặc biệt khi điều kiện cho Việt kiều và người nước ngoài mua nhà tại địa ốc alibaba được mở rộng. Tuy nhiên, trong cuộc trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Đực, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh, đã có những ý kiến khác. Nền kinh tế Việt Nam và thị trường bất động sản đang trải qua nhiều khó khăn, hàng tồn kho và nợ xấu vẫn tăng cao, tiền mặt cạn kiệt. Chúng ta phải chứng kiến hàng loạt cá nhân, doanh nhân lừa đảo, bỏ trốn, đánh nhau, tù đày đến án chung thân. Riêng với lĩnh vực bất động sản, tình hình khá trầm trọng.


Hiện nay, giao dịch mua bán vẫn diễn ra nhộn nhịp ở phân khúc nhà giá trung bình, giá bán căn hộ dưới một tỉ đồng. Thị trường sẽ ổn định nếu các dự án căn hộ được chuyển sang thực hiện các sản phẩm giá trung bình theo nhu cầu hiện nay. Nghĩa là không cần một gói tín dụng mang tính hỗ trợ nào? Gói hỗ trợ lãi suất 30 ngàn tỉ đồng dành cho những người có thu nhập thấp vẫn cần thiết trong thời điểm này. Tuy nhiên, sau gần một năm triển khai mà mới giải ngân được 3,56% là một thất bại lớn. Do vậy cần phải thay đổi, điều chỉnh lại các sản phẩm và quy định để thị trường có thể hấp thụ nguồn vốn này tốt hơn.


Theo tôi, bất chấp những cảnh báo thời gian qua, nhiều người dân và doanh nghiệp vẫn say mê “đánh bạc” vào bất động sản mà không lường hết hậu quả. Khi doanh nghiệp phá sản, không chỉ tài sản của doanh nghiệp ấy bị mất mà còn làm mất tài sản của các ngành nghề khác, các ngân hàng cho vay, nghiêm trọng là người dân đã đóng tiền nhưng không đến được dự án long phước và căn hộ đang dở dang. Tại TP. Hồ Chí Minh, có đến hàng trăm, hàng ngàn dự án “trùm mền đắp chiếu” nhưng chỉ chưa quá 20 dự án khởi động và tái khởi động thì đó chỉ là vài đốm lửa nhỏ trên tảng băng, chứ chưa có hy vọng tan băng.

Vậy có cần các cơ quan ban ngành hỗ trợ bằng chính sách khác không, thưa ông? Tôi đã đề nghị từ hơn bốn năm trước, rằng “không cần và không thể cứu bất động sản bằng tiền” mà phải bằng thủ tục. Đó là “cởi trói”, giảm thiểu thủ tục, nhanh chóng giải quyết các “đơn xin” và cho doanh nghiệp thực hiện căn hộ nhỏ, vừa với khả năng mua của người dân, để có nhà tương ứng với gói hỗ trợ 30 ngàn tỉ đồng, để không còn hàng tồn kho hàng trăm ngàn tỉ đồng căn hộ giá cao, diện tích lớn như hiện nay. Việc mở rộng điều kiện cho người nước ngoài và Việt kiều mua nhà sẽ không có tác động lớn đến thị trường bất động sản. Đối tượng này chủ yếu giao dịch những căn hộ cao cấp, giá trị lớn, nhu cầu của họ chiếm dưới 5% nhu cầu thị trường, như vậy là lượng cầu quá nhỏ để có thể tác động vào thị trường bất động sản.

Vì thế, nhiều DN đã khởi động cuộc "đi săn" thông qua các hình thức mua lại hoặc hợp tác để tăng nguồn vốn cho dự án. Cuộc đua của thị trường hiện tại sẽ dành cho những doanh nghiệp thực sự có tiềm lực mạnh. Mới đây Tập đoàn Đất Xanh đã mua lại dự án căn hộ quy mô 3,6 ha tại quận Thủ Đức của một chủ đầu tư đang đổi tên thành Sunview Town với 2.000 căn hộ, tổng mức đầu tư ban đầu lên tới 1.200 tỉ đồng. Công ty Hưng Thịnh cũng bắt đầu tham gia vào cuộc đi "săn" dự án dở dang. Mới đây nhất dự án Kim Tâm Hải (quận 12, TP.HCM) đã "nảy mầm" trở lại khi được chăm bẵm bằng dòng tiền của Hưng Thịnh. Sau khi bơm vốn hoàn thiện và độc quyền phân phối dự án. Đến nay, dự án đã bàn giao hết sản phẩm cho khách hàng.


Do thiếu tiền, cả loạt dự án nhà đất dang dở đã bị bỏ hoang trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, những tháng gần đây, việc nhiều doanh nghiệp có tiềm lực đang bung tiền để đầu tư tiếp, hồi sinh dự án nhằm dứt điểm để thu tiền về. Sự khó khăn về nguồn vốn và đầu ra, cộng với khủng hoảng kinh tế chung đã khiến nhiều doanh nghiệp BĐS không còn đủ sức cầm cự. Nhiều dự án mới xây chưa xong phần móng, hay mới chỉ hoàn thiện nửa chừng đã không thể tiếp tục vì doanh cạn kiệt tài chính. Song những chuyển biến tích cực từ chính sách đã làm cho nhiều doanh nghiệp bắt đầu tính đến chuyện tìm các dự án có thể phục hồi nhanh để đầu tư.

Mới đây, Tập đoàn Novaland cũng công bố hợp tác đầu tư 2 dự án Icon 56 và Galaxy 9 đều tại quận 4. Theo đó, chủ đầu tư góp quỹ đất còn Novaland rót thêm một phần vốn để xây dựng và phân phối dự án. Trước đó, doanh nghiệp này đã hoàn tất việc mua lại dự án Lexington Residence (quận 2) và tung ra thị trường từ đầu năm. Việc chăm bẵm các dự án dở dang hồi sinh được nhiều DN tham gia khi các thủ tục pháp lý đã cơ bản hoàn thiện. Đây là giai đoạn khiến hầu hết DN ngán ngẩm vì sự phiền hà của nó. Nếu được rút ngắn được giai đoạn hành chính này sẽ làm cho doanh nghiệp dễ tính toán cho kế hoạch tài chính hơn.