Mùa mưa, đi giày lười ướt không chỉ gây khó chịu mà còn có thể dẫn đến viêm nhiễm nấm mốc và gây ngứa ngáy và mùi hôi. Bạn đã biết cách xử lý??? Dưới đây sẽ là những giải pháp cực đơn giản mà không ít gây tốn kém vì những vật dụng này gần như nhà nào cũng có. Hãy cùng “bỏ túi” những bí kíp “chữa cháy” giúp làm khô giày nhanh chóng này nhé.

Việc trước tiên là bạn nên làm là rút miếng lót giày ra, phơi riêng và dùng khăn ẩm lau sạch vết bẩn và sình đất bám trên giày. Tiếp theo là sử dụng khăn vải khô lau lại lần 2. Đây là bước cơ bản trước khi bạn đi vào thực hiện các phương pháp dưới đây.

1.Dùng giấy báo
Đây là phương pháp đơn giản mà hiệu quả. Bạn sẽ dùng giấy báo nhét vào bên trong giày và bọc thêm một lớp giấy bên ngoài nữa. Cứ mỗi 20-30 phút bạn tiến hành thay giấy một lần. Giấy báo có tác dụng hút ẩm rất hiệu quả, đồng thời nó còn có tác dụng giữ cho dáng giày luôn chuẩn và không bị biến dạng. Lưu ý bạn nên đặt giày nơi thoáng mát.

2.Phơi quạt gió
Sau khi đã vệ sinh sơ bộ cho đôi giày lười nam cao cấp, bạn sẽ bật quạt gió và phơi giày trước máy quạt. Bạn nên lưu ý cột dây giày cẩn thận để tránh bị cánh quạt cuốn. Bạn nên phơi chút mũi giày lên để hơi nước dễ thoát ra, và gió dễ luồng vào để giày nhanh khô hơi. Phơi liên tục trong 2->3 tiếng.




3.Dùng máy sấy tóc
Máy sấy tóc cũng là một cách chữa cháy hiệu quả. Tuy nhiên bạn chỉ nên áp dụng phương pháp này cho giày vải, không áp dụng với cho giày da. Vì hơi nóng của máy sấy có thể bề mặt lớp da bị khô nứt, nặng thì làm biến dạng đôi giày của bạn. Đối với giày vải khi sấy bằng máy sấy tóc bạn cũng cần cạnh lượng nhiệt hợp lý để đôi giày của được an toàn nhé.

4.Dùng gạo để hút ẩm
Gạo là vật phẩm mà nhà nào cũng có, tuy nhiên gạo sau khi đã dùng hút ẩm cho giày rồi thì không thể sử dụng lại nữa. Với cách này, bạn có thể đổ gạo vào trực tiếp vào trong giày lười nam. Chỉ đổ lượng vừa phải và không nên đổ quá đầy để dễ thoáng khí. Tuy nhiên bạn nên đổ gạo vào túi vải hoặc đổ vào tất giày rồi nhét vào trong giày sẽ tốt hơn đổ gạo vào trực tiếp, để tránh việc rơi vãi gạo và hạt gạo sót lại trong giày sẽ gây cấn, khi bạn đi lại không thoải mái.

5.Dùng túi hút ẩm
Các gói hút ẩm mà bạn thường thấy trong các hộp thực phẩm và hộp điện thoại,…bạn không nên vứt đi cách lãng phí. Hãy gom góp chúng và cất kỹ vì sẽ có lúc bạn cần dùng đến nó. Lưu ý là bạn nên để xa tầm tay của trẻ em nhé. Nếu có sẵn các gói hút ẩm thì sau khi vệ sinh giày xong bạn chỉ cần bỏ gói hút ẩm vào trong giày là được. Bạn nên để qua đêm và đặt giày nơi thoáng mát để đạt hiệu quả tốt hơn nhé.

Hy vọng rằng những phương pháp đơn giản trên đây có thể giúp ích cho bạn. Mùa mưa và nỗi lo giày ướt sẽ không còn là nỗi ám ảnh của bạn nữa nhé. Chúc bạn thành công.