Bé nhà bạn bị vàng da, bạn chưa biết đây là bệnh gì và phải làm sao khi bé bị mắc chứng này? Hãy cùng hocnuoicon.com tìm hiểu về vấn đề này các mẹ nhé!
>Xem thêm: Cần tìm mua ghế ăn cho bé ở Hà Nội?

Hiểu thế nào là vàng da?

Vàng da được gọi là chứng chứ không phải bệnh. Chứng vàng da được chia thành 2 loại, vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý.


– Vàng da sinh lý


Vàng da sinh lý là vàng da xuất hiện trong khoảng bé 1-7 ngày tuổi. Vàng da này không đáng lo ngại vì nó sẽ tự hết sau vài ngày, khi đó trẻ vẫn sẽ ăn ngủ đều đặn và lên cân như bình thường.


– Vàng da bệnh lý


Vàng da bệnh lý là vàng da nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới chứng vàng da bệnh lý này như do sữa mẹ, do nhiễm khuẩn, do viêm gan, do sự bất đồng yếu tố nhóm máu giữa mẹ và bé, do virus…


Vàng da bệnh lý đòi hỏi mẹ phải theo dõi bé liên tục để xem phạm vi vàng da của bé có mở rộng hay không, bé có triệu chứng chậm chạp và khó thức dậy hay không, kèm theo đó là hay quấy khóc và có dấu hiệu sốt hay không?… Khi bé có những biểu hiện như thế, mẹ hãy ngay lập tức đưa bé đến bệnh viện để được các bác sĩ khám và điều trị.





Vàng da sinh lý có thể tự khỏi sau 7-10 ngày

Chăm sóc bé bị vàng da như thế nào?

Nếu bé chỉ bị vàng da ở mặt và cổ thì đây là dấu hiệu vàng da nhẹ, không cần đáng lo ngại nhưng nếu nó có biểu hiện lan rộng thì bạn cần phải theo dõi chặt chẽ và đưa bé đến cơ sở y tế ngay.


Bệnh vàng da có thể có những biến chứng nguy hiểm như tổn thương não, thính giác, co giật thậm chí dẫn đến tử vong… Do đó bạn cần chú ý để đảm bảo chăm sóc sức khỏe cho bé bị vàng da tốt nhất.





Cần đưa trẻ đến bệnh viện khi thấy cần thiết


Tìm hiểu kĩ hơn về chứng vàng da ở trẻ qua hocnuoicon.com:


Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến chứng vàng da ở trẻ


Tìm hiểu về hiện tượng/bệnh vàng da ở trẻ em


Tìm hiểu về bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh


Hãy cẩn thận khi bé bị vàng da!


Trẻ bị vàng da do sữa mẹ có nguy hiểm không?


Làm gì khi bé bị vàng da?
Theo hocnuoicon.com