<span>VSTV (thương hiệu là K+) là công ty liên doanh giữa Trung tâm Kỹ thuật truyền hình cáp Việt Nam (thuộc VTV) và Công ty Canal+ International Development (thuộc Tập đoàn Canal+). </span>
<span>Liên doanh này được thành lập vào tháng 5/2009, với số vốn điều lệ 20 triệu USD. Trong đó, VTVcab chiếm 51% vốn điều lệ và Công ty Canal+ International Development chiếm 49%. VSTV là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tiên trong lĩnh vực truyền hình trả tiền ở Việt Nam.</span>
<span>Từ năm 2009 đến nay, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc tại K+ đều do VTV nắm giữ nhưng trên thực tế, quyền điều hành, kinh doanh, sản xuất nội dung...lại nằm trong tay đối tác. <span><span>Công văn của VTV cũng khẳng định: “Công tác quản lý điều hành của K+ phụ thuộc hoàn toàn váo phía <span><span>Canal+ International Development </span>theo quy định tại điều lệ, do đó VTV không có vai trò điều hành trong công ty".</span></span></span></span>


Ông Jacques du Puy, Chủ tịch Canal+ International Development và ông Nguyễn Thành Lương, Chủ tịch HĐTV K+.


<span>Từ 2010-2014, K+ có tốc độ tăng trưởng thuê bao hàng năm đạt trên 130%, doanh thu cũng tăng từ 160,8 tỷ đồng năm 2010 lên 1.269 tỷ đồng vào năm 2015. Số lỗ trong kế hoạch giảm dần qua các năm, trong đó năm 2015 số lỗ sau khi trừ lãi vay là 83 tỷ đồng (năm 2014 là 232,4 tỷ đồng).</span>
<span>Theo báo cáo của VTV, theo thỏa thuận tại Hợp đồng liên doanh, K+ đã đạt điểm hòa vốn vào cuối tháng 6/2015, nhưng đến hết 2015 kết quả kinh doanh vẫn lỗ (83 tỷ đồng), lỗ lũy kế đến hết 2015 là 1.979 tỷ đồng. </span>
<span>Nguyên nhân được VTV đưa ra là do là bởi thị trường truyền hình xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh về hạ tầng kỹ thuật và tài chính như Viettel, MobiFone, FPT và các hình thức kinh doanh mới trên nền Internet. Bên cạnh đó, vốn hoạt động chủ yếu của K+ là vốn vay (66 triệu USD/86 triệu USD) trong tổng số vốn đầu tư nên chi phí lãi vay chiếm tỷ trọng lớn, tỷ giá USD biến động mạnh theo chiều hướng bất lợi. Chi phí lãi vay của K+ mỗi năm là hơn 100 tỷ đồng (chưa kể trượt giá ngoại tệ). </span>
<span>Mặt khác, Liên doanh K+ hoạt động trong môi trường kinh doanh "thiếu lành mạnh": vi phạm bản quyền trắng trợn; sức mua của người dân giảm mạnh do tác động của nền kinh tế, tâm lý giá rẻ và miễn phí ăn sâu và nhiều đối thủ, nhà cung cấp khác đều bán gói truyền hình kèm Internet… </span>
<span> Về chủ quan, K+ cho rằng chiến lược kinh doanh truyền hình cao cấp không phù hợp với truyền hình trả tiền tại Việt Nam; đơn vị này cũng chưa linh hoạt, nhạy bén với thị trường để kịp thời thay đổi chiến lược và chuyển hướng kinh doanh. Chính việc không thay đổi giá thuê bao trong thời gian dài đã làm mất thị phần vào đối thủ khác. </span>
<span>Chính vì vậy, từ năm 2016, K+ đã gộp 2 gói cước 230.000 đồng và 95.000 đồng thành một gói 125.000 đồng và từ chiến lược kinh doanh thuê bao thuần túy sang thuê bao cộng với thu quảng cáo và các nguồn khác.Với sự thay đổi này, K+ dự báo năm 2016 sẽ lỗ hơn 260 tỷ đồng và năm 2017 là 120 tỷ đồng. </span>
<span>Theo VTV, nếu duy trì tình trạng hiện tại, K+ sẽ tiếp tục lỗ trong vài năm tới kể cả khi đạt lợi nhuận vì phải trả lãi vay. Bởi vậy, nhằm tránh rủi ro, giảm thiệt hại với phần vốn nhà nước tại K+, VTV cho biết sẽ đàm phán với <span><span>Canal+ International Development </span> về những thỏa thuận tại Hợp đồng liên doanh và Điều lệ công ty, những vấn đề chưa phù hợp với thực tế, bao gồm cả việc điều chỉnh công việc quản lý, điều hành hoạt động của VSTV. Mặt khác, VTV sẽ chỉ đạo người đại diện thực hiện quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ theo quy định pháp luật khi tham gia các nghị quyết của Hội đồng thành viên K+, tích cực tìm mọi giải pháp tăng nguồn thu, giảm chi phí, bảo đảm hoạt động kinh doanh có hiệu quả và giảm lỗ các năm trước. </span></span>
<span>“Trong trường hợp áp dụng mọi giải pháp mà không đạt được mục tiêu, VTV sẽ đề nghị thoái vốn tại K+", VTV khẳng định.
</span>
Hữu Tuấn

Theo baodautu.vn