Nhiễm mangan, mặt nước có váng đen, bám chặt vào dụng cụ đựng nước. Váng đen này chính là mangan bị ôxy hoá tạo thành mangan ôxít. Nước cứng do canxi và magie có một lớp đóng cặn ở đáy dụng cụ đun hoặc dụng cụ chứa nước nóng. Vì vậy nước nhiễm mangan sẽ gây hại cho sức khỏe, làm nhanh hỏng các thiết bị vệ sinh. Để xử lý triệt để nước nhiễm Mangan các kỹ sư chuyên ngành xử lý nước xin giới thiệu tới quý khach hàng phương pháp xử lý nước nhiễm Mangan chuyên dụng:

1. Phương pháp xử lý Mangan bằng Ozone:

Nước nhiễm Mn thường đi với sắt do đó nên cần lọai sắt bằng phương pháp thông thường sau đó cho ozone oxy hóa Mn. Thời gian oxy hoá từ 1-15 phút sau đó lọc lại bằng các thạch anh. Để xử lý 1g Mn cần 1 gam Ozone. Một số tài liệu cho rằng ozone dư sẽ chuyển hóa Mn lên hóa trị VII (thuốc tím) sẽ hòa tan lại điều này chỉ đúng ở phòng thí nghiệm. Trong thực tế nồng độ ozone có thể vượt 2-5 lần mức lý thuyết. Ví dụ: cần xử lý Q=250m3/h, Mn=1ppm sẽ chọn máy như sau: 250*1=250[g/h], chúng ta nên chọn máy 250g/h có thể chọn 300g/h hoặc cao hơn. Chi phí đầu tư cho ozone khoảng 4-8 triệu. Ngoài ra không cần hóa chất như Chlorine và thuốc tím. Ngoài ra khí ozone có khả năng loại bỏ các vi khuẩn, khử hóa chất

Đối với gia đình sử dụng máy Ozone từ 2-4g/h giờ để sục trực tiếp vào nước trước khi sử dụng chi phí đầu tư khoang: 4-8 triệu nen hiện nay phương pháp sử dụng khí ozone vẫn chưa áp dụng nhiều do chi phí cao.

2. Phương pháp xử lý Mangan bằng cát Green-Sand:

trước đây để xử lý Mn người ta làm như sau: Xử lý sắt cho đến khi không phát hiện, cho nước nhiễm Mn tiếp xúc với chlorine, thuốc tím sau cho thế oxy hoá khử (ORP) vào khoảng 800-900mV ở pH vào khoảng 7-7.5 trong thời gian tới thiểu 15 phút sau đó cho qua bình lọc có chứa cát Green-Sand. Green-Sand là loại cát được sản xuất đặc biệt có thành phần chính là MnO2 Cát này ở thành phố HCM có giá là 1.5 USD/1kg. Để xử lý 250m3/h cần khoảng 15000kg cát vào khoảng 22500 USD, chi phí hoá chất rất cao: thuốc tím và hóa chất nâng pH khoảng 500-1000 đồng/ m3 nước tuỳ theo nguồn nước.

3. Phương pháp dùng cát thường (thạch Anh) ủ thuốc tím:

Có thể dùng như phương pháp cát Green-Sand nhưng để giảm giá tiền người ta có thể thay các Green-Sand bằng cách ủ các thường với thuốc tím trong khoảng 100giờ. Tuy nhiên phương pháp này dễ bị thoi Mn vào nước khi ORP < 600mV. Và đôi khi không đạt yêu cầu.

4. Phương pháp nâng pH lên cao:

Trước đây để xử lý Mn các chuyên gia xử lý nước đã nghiên cứu ở Liên Xô cũ hay dùng phương pháp này: nước được nâng pH lên khoảng 10-11 trong khoảng thời gian 2 giờ sau đó lọc kết tủa MnO2 và giảm pH của nước dưới 8.5 cho đạt tiêu chuẩn

Do giá thành sản xuất máy ozone ngày càng rẻ nên hiện nay phương phá xử lý Mn bằng ozone tỏ ra ưu việt. Khi sử dụng GreenSand hoặc thậm chí cả GreenSandPlus điều quan trọng là phải chỉnh pH và điều chỉnh thế Oxy hóa khử bằng chorine đầu nguồn sẽ tạo ra chất độc HTMs. Trong ngành rửa thủy sản thông thường lượng nước cần lớn và pH không cần nâng cao những đò hỏi như vậy kể cả GreenSandPus cũng bó tay. Những nguồn nước có chứa hàm lượng NH4 đồng thời với sắt và Mn cao thì chỉ có phường pháp xử lý bằng ozone là có hiệu quả.