Việt Nam nhập khẩu trên 26.000 tấn thịt trâu từ Ấn Độ và một số nước khác trong năm 2014



Theo đó, thủ đoạn của các đối tượng bò Ấn Độ nhập lậu về Việt Nam theo đường bộ, mỗi lần vài chục con, rồi giao người dân nuôi một thời gian để sau đó giết mổ.
Nếu không cảnh báo và ngăn chặn, nguồn bò nhập lậu không được kiểm soát dễ gây dịch bệnh cho đàn trâu bò trong nước và ảnh hưởng đến nguồn cung thịt cho thị trường Tết Nguyên đán 2016.
Cuối năm 2014, đầu năm 2015, Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội cũng đã phát hiện trên 47 tấn thịt trâu nhập khẩu từ Ấn Độ, được doanh nghiệp “phù phép” thành thịt bò, đánh lừa người tiêu dùng.
Việc phù phép” thịt trâu thành bò của các đơn vị nhập khẩu bằng nguyên liệu là hóa chất, gia vị độc hại sẽ khiến người tiêu dùng bị ảnh hưởng nặng nề về sức khỏe.
Hàng năm, lượng thịt trâu đông lạnh nhập khẩu chính ngạch vào Việt Nam là rất lớn, nhất là trâu Ấn Độ.
Theo Tổng cục Hải quan, riêng trong năm 2014, Việt Nam nhập khẩu trên 26.000 tấn thịt trâu từ Ấn Độ và một số nước khác. Hiện nay, trung bình mỗi tháng Việt Nam nhập khẩu khoảng 2.000 tấn thịt trâu các loại. Riêng thịt trâu Ấn Độ nhập dưới dạng đông lạnh.
Theo Cục Chăn nuôi, do nhu cầu tiêu dùng thịt trâu ở Việt Nam ngày càng tăng trong khi thịt trâu trong nước không đáp ứng đủ, lâu nay con trâu không được quan tâm phát triển. Ấn Độ là nước có lợi thế trong khu vực về chăn nuôi cũng như sản xuất thịt trâu thành phẩm.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn dự báo, cùng với việc tăng đàn trâu bò trong nước, năm 2015, Việt Nam nhập trên 347.000 con trâu bò sống về nuôi, hiện đang sẵn sàng giết mổ và cung ứng ra thị trường Tết với giá cả và chất lượng tốt.
Thế Hải

Theo baodautu.vn