<header> Deepak Jangra được mệnh danh là Cậu bé điện. (Nguồn: Daily Mail) </header> Deepak Jangra đã tình cờ phát hiện ra khả năng đặc biệt của mình khi giúp mẹ sửa máy sưởi. Cậu có thể chịu được dòng điện tương đương với điện năng cung cấp cho 500 ngôi nhà, thậm chí còn có thể để hai tay vào xô nước có dây điện trần mà không hề hấn gì. Deepak khẳng định:\r \r "Chúa đã ban cho tôi một món quà. Tôi cảm thấy mình đã nhận được một đặc ân. Tôi có khả năng làm điều người khác không thể làm, và tôi không có ý định lãng phí nó."\r \r "Tôi từng rất sợ điện, nhưng giờ tôi vô cùng tự tin. Tôi đã thử đi thử lại nhiều lần, và tôi không hề bị thương. Tôi có thể chạm lưỡi vào dây điện trần mà chẳng làm sao cả."\r \r Deepak phát hiện ra mình có thể chịu được dòng điện cường độ lớn vào 3 năm trước, khi cậu đang sửa máy sưởi xách tay cho mẹ.\r \r "Mẹ tôi phàn nàn mãi về cái máy sưởi bị hỏng, nên tôi nghĩ mình nên thử sửa nó xem sao, vì nhà tôi không đủ tiền thuê thợ sửa. Tôi tình cờ chạm tua vít vào một dây điện trần, nhưng chẳng có xảy ra - tôi không bị điện giật. Tuy nhiên lúc đó tôi cho rằng đó là vì trong làng bị mất điện."\r \r Hai tuần sau đó, đĩa phim của Deepak bị kẹt trong đầu đĩa, và cậu quyết định mở đầu đĩa ra.\r \r "Tôi lại chạm vào dây điện trần một lần nữa, nhưng cũng chẳng có gì xảy ra. Lần này tôi biết đã có điều kỳ diệu nào đó. Tôi chạm đi chạm lại vào dây điện, thậm chí còn chạy ra kiểm tra xem điện có vào hay không. Ngày hôm đó tôi đã phát hiện ra điều đặc biệt ở mình."\r \r Từ lúc đó, Deepak đã thử nghiệm với rất nhiều thiết bị như bóng đèn, dây điện của ti vi, cưa điện, máy bơm điện... và lần nào cũng vậy, cậu chỉ làm thiết bị ngừng hoạt động mà không bị thương.\r \r "Tôi có thể chịu được dòng điện 110v, 240v, 440v. Càng lúc càng thấy tò mò, tôi tự hỏi: thực sự thì mình có thể chịu được dòng điện mạnh bao nhiêu?"\r \r Để tìm câu trả lời, Deepak đã trèo lên cột điện có mắc dây điện trần 11.000v cung cấp điện cho cả làng cậu. Không lâu sau, một đám đông tụ tập dưới chân cột điện và kêu lên hoảng sợ vì nghĩ cậu định tự sát.\r \r Deepak kể lại: "Mọi người nghĩ tôi bị điên. Mẹ tôi chạy tới và bảo tôi leo xuống. Bà nghĩ tôi định tự sát. Nhưng khi mọi người thấy tôi chạm vào dây điện rồi leo xuống mà không làm sao, tất cả đều hoan hô. Tôi đã khiến họ hết sức kinh ngạc." Deepak Jangra có thể chạm lưỡi vào dây điện trần có điện mà không cảm thấy gì. (Nguồn: Daily Mail) Deepak cũng cho biết cậu không bị thương tích gì khi chạm vào điện, trừ vài vết bỏng trên đầu ngón tay nếu cậu cầm dây điện trần quá lâu. Giáo viên của Deepak từng khuyên cậu nên đi gặp bác sỹ, nhưng các kiểm tra đều cho thấy cơ thể cậu không có gì bất thường.\r \r "Các bác sỹ đã xét nghiệm máu và kiểm tra tổng thể nhưng không phát hiện điều gì bất thường. Họ thậm chí còn chụp ảnh tôi, như thể tôi là một ngôi sao Bollywood vậy. Cũng khá vui," Deepak chia sẻ.\r \r Thông thường, dòng điện 50V đưa vào cơ thể có thể làm nhiễu tín hiệu điện giữa não và cơ bắp, gây ra hiện tượng giật điện. Nhưng mức độ điện giật được đo bằng cường độ của dòng điện, tính bằng ampe, thay vì điện áp của dòng điện, tính bằng vôn. Dù vậy, năng lượng của dòng điện 11.000v cũng là vô cùng lớn.\r \r "Nếu một người đứng cách xa 5m khỏi dây điện 11.000v, người đó vẫn có thể bị điện trường hút vào và bị giật chết. Nếu có người chạm vào dây điện 11.000v, người đó sẽ chết ngay mà không cần bị điện giật," Gaurav Singh, một kỹ sư điện ở Delhi cho biết.\r \r Deepak hiện được gọi là "Cậu bé kỳ diệu" của làng Sopinat ở Haryana, miền bắc Ấn Độ. Cậu thường xuyên được nhiều gia đình trong làng nhờ sửa các thiết bị hay đường dây điện. Tuy nhiên cậu không hề lấy tiền sửa chữa vì cho rằng kiếm tiền từ món quà Chúa ban là điều không đúng. Deepak mơ ước một ngày nào đó sẽ được làm việc trong cơ quan năng lượng của chính phủ.\r \r Các chuyên gia đã khuyến cáo không ai nên bắt chước Deepak vì đó là một hành động có thể đe dọa đến tính mạng.\r \r "Điện có khả năng gây chết người hay làm bị thương nặng bất cứ ai không may tiếp xúc với nó. Ở Anh, ước tính mỗi năm có tới 350.000 người bị thương nặng vì điện, và nhiều trường hợp đã để lại hậu quả nặng nề. Vì thế chúng tôi khuyến cáo bất cứ ai muốn thử chạm vào điện hãy suy nghĩ thật kỹ," Emma Apter, một chuyên gia thuộc tổ chức Electricial Safety First của Anh cho biết./. <em itemprop="author"> Mai Nguyễn (Vietnam+)[/I]
Mai Nguyễn

Theo baodautu.vn