Tiếng khèn mông ở Đông Sang Trong cái rét ngọt thấm vào da thịt, khi những nụ hoa đào, hoa mận bừng khoe sắc, tiếng khèn Mông, kèn lá đã mời gọi chúng tôi đến với các bản mường vùng cao Sơn La.\r <br data-reactid=".1t.$mid=11422372752258=2749031874acc8082 81.2:0.0.0.0.0.0.$end:0:$3:0"> Vượt chặng đường gần 150 cây số từ Thành phố Sơn La, xã Đông Sang (huyện Mộc Châu) đón chúng tôi trong ánh nắng xuân buổi sớm ấm áp. Đông Sang nay nay đã có sự đổi thay, cuộc sống người dân đã khác trước: không còn hộ thiếu ăn, trẻ em được học hành, an ninh trật tự giữ vững… Xã có 1.150 hộ, hơn 5.200 nhân khẩu với 6 dân tộc anh em cùng sinh sống ở 12 bản, tiểu khu, trong đó có 5 bản dân tộc Mông. Đến đây những ngày đầu xuân, có thể cảm nhận rõ một cái Tết ấm áp và đủ đầy đang về với mỗi gia đình.\r <br data-reactid=".1t.$mid=11422372752258=2749031874acc8082 81.2:0.0.0.0.0.0.$end:0:$5:0"> Không khí đón xuân rộn ràng và náo nức trên mỗi gương mặt, mỗi nụ cười của người già, trẻ nhỏ, của các đôi trai gái. Thực hiện kế hoạch của đảng ủy, chính quyền xã Đông Sang, năm nay, bà con các bản Mông trong xã đều tổ chức đón xuân lành mạnh, tiết kiệm, an toàn. Các đôi trai gái Mông chơi ném Pao Ảnh: Thúy Hà Ông Phạm Văn Giang, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy xã Đông Sang huyện Mộc Châu cho biết, để triển khai kế hoạch tổ chức cho bà con ăn Tết vui vẻ, an toàn, tiết kiệm, Đảng ủy, Ủy ban xã đã chỉ đạo các ngành về chuyên môn, như công an, các tổ chức đoàn thể vào cuộc để tổ chức vui xuân, cùng bà con ăn Tết đảm bảo an toàn tiết kiệm. "Hàng năm thì mỗi dịp bà con tổ chức đón Tết thì chúng tôi cũng tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, để làm sao giữ được cái nét đẹp văn hóa của bà con dân tộc Mông. Để thắt chặt thêm tình đoàn kết của bà con nhân dân các dân tộc trong xã, lãnh đạo xã Đông Sang đã tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, thi các trò chơi dân gian như đánh tulu, giã bánh dày, ném Pao thu hút được đông đảo bà con nhân dân nhiều bản hưởng ứng tham gia", ông Giang cho biết.\r <br data-reactid=".1t.$mid=11422372752258=2749031874acc8082 81.2:0.0.0.0.0.0.$end:0:$7:0"> Dắt cô con gái 3 tuổi ra sân vận động đầu bản, cùng tham gia các trò chơi sôi động như ném Pao, đánh tulu, chị Tráng Thị Sao ở bản Co Sung xã Đông Sang vui vẻ nói với chúng tôi, "Hôm nay mình vui lắm, bản mình ai cũng vui. Tết năm nay nhà nào trong bản cũng có mổ lợn ăn Tết, nhà không có cũng phải có con gà. Nhà nào cũng có bánh dày. Người già, trẻ con đều có quần áo mới đi chơi, ai cũng vui và phấn khởi".\r <br data-reactid=".1t.$mid=11422372752258=2749031874acc8082 81.2:0.0.0.0.0.0.$end:0:$9:0"> Ông Tếnh A Sà, Bí thư chi bộ bản Chấm Cháy xã Đông Sang hào hứng cho biết thêm, năm nay ở bản Chấm Cháy ăn Tết rất vui. Người Mông giữ cái bản sắc dân tộc là có bánh dày, cúng tổ tiên 3 ngày tết, ăn Tết rất là vui vẻ, phấn khởi, bà con ăn Tết rất yên tâm. Tết xong rồi bà con đi làm nương làm rẫy. Đầu xuân mới tiếp tục làm nương làm rẫy để sang năm tiếp tục tổ chức ăn Tết. Tiếng chày rộn rã ở Hang Kia, Pà Cò Trong những ngày này, cái lạnh giá bắt đầu len lỏi khắp bản làng hai xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu, thì cũng là lúc đồng bào Mông đón tết cổ truyền của dân tộc. Trẻ em người Mông xúng xính trong những bộ quần áo mới rực rỡ sắc màu chơi xuân. Ảnh: Thúy Hà Trong ngày 30 tết cùng với nhiều gia đình khác ở bản Mông xã Hang Kia (huyện Mai Châu), gia đình nhà ông Khà A Nhà cũng đang tất bật sửa sang lại bàn thờ, nhà cửa để đón tết cổ truyền của dân tộc. Theo nghi thức của người Mông, ông Khà phải lấy giấy dó cắt thành các mảnh to bằng bàn tay sao cho đều nhau để dán lên bàn thờ tổ tiên thay áo mới cho các cụ. Và trong những ngày tết này thì nông cụ lao động sản xuất cũng được nghỉ ngơi sau 1 năm làm việc vất vả. Người Mông quan niệm những vật dụng đó cũng như con người cũng phải nghỉ ngơi để có sức khỏe để năm mới giúp gia đình no đủ hơn. Điều đặc biệt trong nghi lễ thờ cúng tổ tiên ngày Tết của người Mông là không thể thiếu gà trống bởi gà là vật dâng cúng chính trong bữa tết. Người dân Hang Kia cho biết theo truyền thuyết, gà trống tượng trưng cho thần mặt trời, ban phát ánh sáng và sự sống cho dân gian. Ngoài việc sửa sang nhà cửa đến bản Mông vào những ngày 30 Tết rộn rã hơn cả là tiếng chày giã bánh dày. Tiếng chày rộn rã khắp thôn bản, trong nhà ngoài ngõ, đâu đâu cũng thấy những chàng trai Mông vung chày giã gạo, thứ gạo nếp nương thơm, dẻo mà người Mông trồng ở trên nương rẫy. Trong ngôi nhà của anh Vàng A Tú, những thanh niên đang nhanh chóng giã cho xong mẻ bánh thơm ngon còn phụ nữ chuẩn bị lá để gói bánh. Nguyên liệu để gói bánh là những tàu chuối hoặc lá dong rừng được rửa sạch, sau đó lau sạch để khô. Khi xôi đã nhuyễn và dẻo quánh thành một khối là lúc các bà, các chị khéo léo nặn thành những chiếc bánh xinh xắn, tròn trịa như mặt trăng, mặt trời trong những câu chuyện cổ. Bánh dầy không chỉ là món ăn thờ cúng tổ tiên mà còn làm quà cho khách đến thăm nhà. Tùy theo điều kiện kinh tế của từng gia đình, nhà nào khá hơn thì thịt lợn to để dâng cúng và ăn Tết. Còn lại thì lễ vật theo đúng với văn hóa truyền thống thì trong mâm cúng của gia đình phải có: gà, bánh dầy, trứng gà, giấy dó, hương. Những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng Nhà nước cuộc sống của đồng bào Mông ở Hang Kia đã có nhiều thay đổi. Vì thế, tết đến xuân về người dân nơi đây đều được đón tết no đủ, đầm ấm. Trong tiếng nhạc rộn ràng, bước chân của những chàng trai cô gái vùng cao như giục lòng du khách. Mùa xuân, mùa gọi bạn, mùa của những đôi trai gái gửi lời yêu trong những điệu khèn. Không khí đón xuân rộn ràng và náo nức trên mỗi gương mặt, mỗi nụ cười của người già, trẻ nhỏ, của các đôi trai gái. Trên các bãi bằng đầu bản, trò ném pa pao thu hút nhiều người đến tham gia trong không khí vui vẻ đoàn kết. Xuân về trái pa pao đem đến cho các bản làng vùng cao niềm vui đầm ấm, và trái pa pao như một lời hẹn ước, để nên những lứa đôi hạnh phúc. Hương rượu ngô nồng ấm và vị dẻo thơm của bánh dày vùng cao còn lưu luyến mãi bước chân khách du xuân. <em itemprop="author"> Thúy Hà - Vương Hùng [/I]
Thúy Hà - Vương Hùng

Theo baodautu.vn