<header> Trụ sở một tòa án ở Italy. (Nguồn: Getty Images) </header> Bị triệu tập cùng với cụ còn có 15 cụ khác nữa, người "ít tuổi" nhất trong số đó là 122 tuổi. Liệu tất cả những này có mặt đúng ngày trước tòa không lại là một câu chuyện khác.\r \r Vụ việc xảy ra sau khi ba người còn đang sống là trực hệ với cụ Mandolla muốn giải quyết tranh chấp quyền sở hữu hai ngôi nhà của dòng họ, mà những người này đã sống trong 20 năm qua, nhưng không biết phải liên lạc với những ai trong gia đình. Luật sư của người này đã viện đến Tòa án để tìm cách triệu tập tất cả những ai trong dòng họ có liên quan đến các khối tài sản ấy để giải quyết nhanh chóng vụ này.\r \r Tuy nhiên, có lẽ một phần vì thấy các cụ rất khó có khả năng xuất hiện tại Tòa, nên trong thông báo của mình, sau khi công bố tên của những người được triệu tập, cũng như đưa ra năm sinh của họ, từ 1841 (khi Italy còn chưa thống nhất) cho đến 1893, Tòa đã đưa ra một phương án: "Nếu như những người này (có lẽ) không còn sống, thì hậu duệ của họ phải đến giải quyết."\r \r Báo chí Italy đã coi vụ việc này là một điển hình về tệ quan liêu và trì trệ đang tồn tại trong ngành tư pháp Italy. Họ cho rằng Tòa án đã hành xử quá máy móc, còn người luật sư, có lẽ vì quá vội vã trong việc giải quyết vụ này, đã quên không kiểm tra giấy chứng tử của 16 cụ có liên quan.\r \r Nhật báo Corriere del Mezzogiorno bình luận: "Với cách quản lí nhân thân và giấy tờ ở miền Nam Italy hiện nay, cũng khó mà có thể biết được họ đã thành người thiên cổ cả chưa. Nếu ai đó có vô tình gặp cụ Apollonia, hãy báo cho cụ biết tin này để ra trước Tòa"./. <em itemprop="author"> Trương Anh Ngọc/Rome (Vietnam+)[/I]
Trương Anh Ngọc/Rome

Theo baodautu.vn