Trước đó, vào 08h04 ngày 05/01, tuyến cáp quang biển quốc tế AAG (Asia America Gateway) đã xảy ra sự cố đứt cáp, đoạn đứt nằm trên phân đoạn S1H, ngay đoạn rẽ từ đường truyền quốc tế vào Vũng Tàu. Đoạn cáp đứt cách trạm cập bờ Vũng Tàu 117 km gây ảnh hưởng đến dung lượng băng thông Internet từ Việt Nam đi quốc tế của tất cả các nhà mạng tại Việt Nam đang khai thác trên tuyến cáp này. Tốc độ truy cập Internet tại Việt Nam đã được khôi phục sau khi công tác sửa chữa sự cố đứt cáp hoàn thành đêm qua Ngay sau khi xác định được vị trí đứt, đơn vị điều hành tuyến cáp quang biển AAG đã tập trung sửa chữa, mối hàn cuối cùng đã hoàn thành trưa ngày hôm qua (22/1). Đến rạng sáng nay, 100% kênh truyền dẫn của tuyến cáp đã được khôi phục và Internet tại Việt Nam đã trở lại hoạt động bình thường. Về lý do đứt cáp, các sự cố xảy ra đối với tuyến cáp quang biển AAG đều là bất khả kháng. Nhiều lý do có thể tác động đến tuyến cáp như thiên tai, hoạt động địa chấn; lý do khó kiểm soát như tuyến cáp nằm trên rìa đường hàng hải của khu vực, chịu sự tác động thường xuyên của các hoạt động hàng hải (70% vụ đứt cáp xảy ra là nguyên nhân do mỏ neo của các tàu biển) hay do ngư dân vô tình gây đứt cáp trong quá trình đánh bắt, khai thắc hải sản. Còn có lý do khác như cá cắn hay do thảm hoạ tự nhiên… Được khánh thành và đưa vào sử dụng từ tháng 11/2009, tuyến cáp quang biển Châu Á Thái Bình Dương (AAG) có chiều dài hơn 20.000 km, dung lượng thiết kế đạt 2 Terabit/giây và là tuyến cáp quang quan trọng, kết nối trực tiếp khu vực Đông Nam Á với Mỹ. Tổng vốn đầu tư toàn tuyến vào khoảng 560 triệu USD. Tuyến AAG có các điểm cập bờ chính yếu tại Mersing (Malaysia), Changi (Singapore), Sri Racha (Thái Lan), Tungku (Bruney), Vũng Tàu (Việt Nam), Currimao (Philippinnes), South Lantau (Hong Kong), Guam (Mỹ), Hawaii (Mỹ)... <em itemprop="author"> Hải Đăng [/I]
Hải Đăng

Theo baodautu.vn