Hải sâm, còn gọi là Dưa chuột biển hay tên gọi dân gian là đỉa biển là tên gọi chung của một nhóm động vật biển thuộc lớp Holothuroidea với thân hình dài và da có lông, có xương trong nằm ngay dưới da, sống trong lòng biển trên khắp thế giới. Hải sâm không có tác dụng phòng the như nhiều người lầm tưởng (ảnh minh họa) Theo quan niệm từ xa xưa, Hải sâm được xem là “tứ đại danh thái” (bốn loại thực phẩm nổi tiếng) cùng với óc khỉ, tay gấu và yến sào của ẩm thực cổ truyền phương Đông và được mệnh danh là “nhân sâm của biển cả”. Người ta tin tưởng vào tác dụng chữa bách bệnh của nó, nhất là trong “chuyện ấy”. Theo y học cổ truyền Việt Nam, hải sâm vị mặn, tính ấm, có công dụng bổ thận ích tinh, dưỡng huyết nhuận táo. Theo kết quả nghiên cứu của ngành dinh dưỡng học hiện đại, hải sâm chỉ là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Các nhà khoa học ước tính 100 g hải sâm khô có chứa 76 g protein, cao gấp 5 lần so với thịt lợn nạc và 3,5 lần so với thịt bò. Hải sâm còn có hàm lượng cao các acid amin quý như lysine, proline... và nhiều nguyên tố vi lượng như P, Cu, Fe... Như vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy, hải sâm có tác dụng bổ dưỡng, tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Còn các tác dụng như lời đồn đoán có thể chữa bách bệnh, thì chưa có nghiên cứu để chứng minh. Vì thế người tiêu dùng cần cảnh giác trước những chiêu tuyên truyền, bỏ nhiều tiền ra mua về dùng mà tác dụng không tương xứng với số tiền bỏ ra, gây lãng phí. Trước lời đồn rằng hải sâm có tác dụng “tăng cường bản lĩnh đàn ông”, bác sĩ Nguyễn Xuân Hướng, Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam cho biết, "dùng hải sâm để giúp nam giới cường dương là quan niệm buồn cười. Hải sâm thuộc hàn, không vảy, bổ dương sao được? Con trai chủ khí, con gái chủ huyết. Khi hải sâm bổ âm thì dương chắc chắn kém. Ăn hải sâm nhiều sẽ không tốt. Về lý thuyết, hải sâm nên ăn vừa phải và nấu kèm chất nóng như ớt", ông Hướng nói. Bác sỹ Hướng cũng cho biết thêm, hiện nay nhiều người có quan niệm ăn gì bổ nấy để cổ xuý nhau ăn ngẩu pín, nhưng chưa có sách Đông y nào nói pín bò và dê tốt cho chuyện ấy. Việc ăn ngẩu pín chỉ là cho vui chứ tác dụng thực thì chưa có công trình nào nghiên cứu.\r \r Vả lại, theo quan niệm Đông y, thuốc bổ thận tráng dương không phải để "sinh hoạt" được nhiều, mà là để con người khỏe mạnh. Còn sinh hoạt tình dục chỉ là một vấn đề nhỏ nằm trong đó. Không phải cứ bổ thận tráng dương là sinh hoạt tình dục khỏe. <em itemprop="author"> Duy Hữu (Tổng hợp)[/I]
Duy Hữu

Theo baodautu.vn