Bánh chưng truyền thống lá bánh khi luộc chín có mầu ngả vàng như thế này Trên bàn thờ của mỗi gia đình trong ngày Tết sẽ không thể thiếu được những chiếc bánh chưng truyền thống. Ngày nay chỉ ở nông thôn người ta còn gói bánh chưng, chứ người ở thành phố có quá nhiều công việc cần giải quyết trong những ngày cận Tết, vả lại việc gói bánh, luộc bánh không phải ai cũng có thể làm được, nên đa số các gia đình thường mua bánh được bán sẵn cho tiện lợi. Một mối lo của bánh chưng bán sẵn, đó là hiện nay rất phổ biến tình trạng bánh chưng được luộc "siêu tốc", tiết kiệm thời gian và nhiên liệu bằng cách cho một quả pin vào nồi luộc bánh. Theo một người chuyên nghề làm bánh chưng, bình thường để luộc chín một mẻ bánh mất khoảng thời gian từ 8-10 giờ, nhưng chỉ cần cho một cục pin vào nồi bánh thì chỉ khoảng 1 giờ là bánh đã rền. Trong môi trường kiềm, tinh bột hấp thụ nước tốt hơn nên bánh mau chín hơn. Để phân biệt bánh chưng luộc thông thường với bánh chưng “siêu tốc”, người có kinh nghiệm khuyên không nên chọn bánh chưng có màu xanh mướt vì đây chính là bánh luộc bằng pin, bởi chất kiềm có trong pin là dung môi khiến hợp chất tạo màu xanh của lá dong được xanh hơn. Bởi vậy, trước khi mua, người tiêu dùng nên quan sát kỹ màu sắc bánh, bánh luộc bằng phương pháp truyền thống sau 8-10 giờ đun nấu, lá bánh thường ngả sang màu vàng, không thể xanh mướt được. Ngoài ra, với những loại bánh chưng lạ như bánh chưng cốm, bánh chưng gấc đỏ, bánh chưng đen (còn gọi là bánh chưng cẩm), người tiêu dùng cũng nên thận trọng khi mua, bởi rất có thể người sản xuất dừng các phẩm màu công nghiệp để nhuộm bánh. <em itemprop="author"> Duy Hữu (tổng hợp)[/I]
Duy Hữu

Theo baodautu.vn