<header> Trong phiên giao dịch sáng, dù cầm cự khá tốt, nhưng đây chính là nhóm cổ phiếu góp sức chính khiến thị trường đóng cửa dù được hỗ trợ bởi các đại gia dầu khí. </header> Việc Thông tư 36 có hiệu lực, tình hình sức khỏe của Ngân hàng Xây dựng và áp lực chốt lời khiến nhóm cổ phiếu ngân hàng chịu sức ép lớn. Áp lực bán dần gia tăng trong phiên chiều và đến đợt ATC, lực bán tháo xuất hiện, đẩy hàng loạt đại đa số mã trong nhóm này đóng cửa với sắc xanh mắt mèo, qua đó kéo các chỉ số xuống mức thấp nhất ngày. Kết thúc phiên, VN-Index giảm 12,9 điểm (-2,26%), xuống 557,47 điểm. VN30-Index giảm 12,99 điểm (-2,17%), xuống 585,47 điểm. Độ rộng của thị trường theo hướng tiêu cực chỉ nới rộng thêm chút ít so với phiên sáng với 166 mã giảm và 59 mã tăng. Tuy nhiên, do đà giảm mạnh hơn, nên 2 chỉ số chính trên 2 sàn HOSE lao dốc mạnh. Dù áp lực bán gia tăng, nhưng dòng tiền vào thị trường lại tiếp tục bị co hẹp, lực bắt đáy gần như không xuất hiện, khiến thanh khoản không được cải thiện. Kết thúc phiên, tổng khối lượng giao dịch trên HOSE đạt 97 triệu đơn vị, giá trị 1.550 tỷ đồng, tăng nhẹ so với phiên đầu tuần. Trong đó, giao dịch thỏa thuận cũng đóng góp khiêm tốn với gần 3 triệu đơn vị, giá trị 66 tỷ đồng. Diễn biến VN-Index phiên 3/2 Chung cảnh ngộ, HNX-Index cũng mất tới 1,86 điểm (-2,21%), xuống 82,56 điểm và HNX30-Index giảm 4,12 điểm (-2,53%), xuống 158,72 điểm. Số mã giảm trên sàn HNX là 121 mã, trong đó nhóm HNX30 đóng góp 22 mã, số mã tăng trên sàn này bằng trên HOSE với 59 mã với sự đóng góp khiêm tốn 2 mã từ nhóm HNX30. Thanh khoản trên HNX cũng tăng nhẹ so với phiên đầu tuần khi có 44,45 triệu đơn vị, giá trị 531,4 tỷ đồng được chuyển nhượng. Diễn biến HNX-Index phiên 3/2 Như đã nói ở trên, áp lực lớn nhất đẩy thị trương lao mạnh trong phiên chiều nay là nhóm cổ phiếu ngân hàng. Lực bán gia tăng ở nhóm cổ phiếu này vào nửa cuối phiên khiến VN-Index rơi hơn 8 điểm trong vòng 30 phút và tiếp tục giảm thêm trong trong đợt ATC khi lệnh bán tháo xảy ở nhóm này xảy ra. Trong 6 mã ngân hàng niêm yết trên HOSE, có tới tới 4 mã giảm sàn là VCB, BID, CTG và EIB, trong đó, VCB, BID và CTG còn dư mua giá sàn. Trong khi STB cũng chỉ may mắn mới thoát khỏi sắc xanh mắt mèo, khi đóng cửa ở mức 17.800 đồng, dù có lúc mã này cũng đã chạm mức giá sàn 17.200 đồng. Giảm nhẹ nhất là MBB khi cách mức giá sàn 2 bước giá, đóng cửa ở mức 13.300 đồng, nhưng đây cũng là mức giá thấp nhất trong ngày của mã này. Tương tự trên HNX, cả ACB và SHB cũng đều đóng cửa ở mức giá thấp nhất trong ngày khi ACB giảm 7,71% và SHB giảm 5,68%, trong khi NVB “thoát nạn” do không có giao dịch nào được thực hiện. Áp lực bán tháo của nhóm ngân hàng lan tỏa ra các mã bluechip khác, sắc xanh của GAS cũng không còn khi đóng cửa phiên khi chốt phiên ở mức tham chiếu, cũng là mức giá thấp nhất ngày. PVD chỉ còn duy trì mức tăng 2,63% so với mức 3,51% của phiên sáng. HCM và REE chỉ còn giữ được mức tăng tối thiểu, trong khi BVH là bluechip sáng nhất khi đóng cửa tăng 1,17%. Trong nhóm cổ phiếu thị trường, sắc xanh của VHG cũng nhanh chóng biến mất, chỉ còn KBC duy trì mức tăng tối thiểu, trong khi DLG đóng cửa ở mức giá sàn 10.500 đồng với 4,17 triệu đơn vị được khớp. FLC là mã có thanh khoản tốt nhất với gần 7,1 triệu đơn vị được khớp và đóng cửa giảm nhẹ 1 bước giá. Điểm sáng nhất trong phiên hôm nay vẫn là LGC khi mã này vẫn duy trì sắc tím, nhưng thanh khoản cạn kiệt. Trên HNX, sức ép lớn từ thị trường cũng khiến KLF đóng cửa ở mức tham chiếu 10.000 đồng, cũng là mức thấp nhất ngày với 7,7 triệu đơn vị được khớp, trong khi sắc đỏ bao trùm gần như toàn bộ các mã còn lại, ngoại trừ PVC vẫn duy trì mức tăng 1,71%. Trong khi IVS bất ngờ lại đóng cửa với sắc tím với tổng khớp cũng gần 1 triệu đơn vị. Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ra khá mạnh với tổng khối lượng bán ròng hơn 410.000 đơn vị trên HNX, giá trị bán ròng hơn 12 tỷ đồng. Trên HOSE, khối này bán ròng hơn 150.000 đơn vị, giá trị bán ròng hơn 30 tỷ đồng. <em itemprop="author"> Thành Lê (Tinnhanhchungkhoan.vn)[/I]
Thành Lê

Theo baodautu.vn