[IMG]Error Upload Image: Could not establish new file (files/2014/12/23/nam-2015-ty-gia-het-thoi-bi-an-1.jpg?nocached=1419295826) on local server. Be sure to CHMOD your directory to 777.[/IMG] Áp lực điều chỉnh giảm Khoảng 2 tuần nay, tỷ giá bắt đầu lặng sóng sau một thời gian liên tục tăng nóng. So với những năm trước, điều này có vẻ bất thường, bởi hiện là mùa cao điểm thanh toán đơn hàng và nhập khẩu hàng hóa phục vụ lễ, Tết của DN. Với cung cầu ngoại tệ hiện nay, sức ép tăng tỷ giá là không lớn Trong khi đó, cầu ngoại tệ đã bớt căng thẳng. Tính đến thời điểm này, tín dụng ngoại tệ chỉ tăng 12,8%, trong khi 6 tháng đầu năm, tín dụng ngoại tệ đã tăng tới 10%. Có nghĩa, trong 6 tháng cuối năm, tín dụng ngoại tệ chỉ tăng chưa đầy 3%. Theo ông Nguyễn Tiến Đông, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN), theo dõi những tháng cuối năm cho thấy, có tháng tín dụng ngoại tệ tăng trưởng âm, hoặc hầu như không tăng trưởng. Vì hiện lãi suất cho vay tiền đồng chỉ 6-7%/năm, trong khi lãi vay ngoại tệ 3 - 4%/năm, nên DN không mặn mà vay ngoại tệ. Đại diện NHNN cũng nhận định, với tình hình cung cầu ngoại tệ hiện nay, sức ép tăng tỷ giá là không lớn. Mặc dù NHNN tiếp tục gia hạn cho vay ngoại tệ đối với DN xuất nhập khẩu xăng dầu và DN sản xuất hàng hóa trong nước để xuất khẩu năm 2015, song việc này không tác động nhiều đến tỷ giá. Phó thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định, cho vay với DN sản xuất hàng hóa để xuất khẩu không gây sức ép lên tỷ giá, bởi các DN này có nguồn thu từ ngoại tệ để trả nợ. Còn nhu cầu vay vốn của các DN đầu mối nhập khẩu xăng dầu chỉ chiếm 6% tổng dư nợ tín dụng ngoại tệ, nên cũng không đáng ngại. Năm 2015: Tỷ giá không còn bí ẩn Hiện NHNN chưa công bố chính thức biên độ điều chỉnh tỷ giá năm 2015, song một nguồn tin cho hay, khả năng năm 2015, NHNN vẫn sẽ giữ biên độ điều chỉnh tỷ giá ở mức 2%. Theo phân tích của các chuyên gia, năm 2015, nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu dầu có thể giảm mạnh, song sự thiếu hụt này có thể được bù đắp bởi nguồn thu từ xuất khẩu dự kiến tăng lên do kinh tế thế giới có dấu hiệu phục hồi và các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam ký kết có hiệu lực. Cộng với dự trữ ngoại hối của NHNN khá dồi dào, nên việc giữ tỷ giá ổn định ở mức trên hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của NHNN. Bên cạnh đó, lạm phát trong nước giảm mạnh cũng khiến áp lực điều chỉnh tỷ giá không lớn. Năm nay, lạm phát của Việt Nam chỉ khoảng 3%, trong khi của Mỹ là 2%. Như vậy, tiền đồng chỉ mất giá 1% so với USD. Có ý kiến cho rằng, năm 2015, Quốc hội đề ra mục tiêu lạm phát 5%, có nghĩa áp lực với tỷ giá sẽ lớn hơn trong năm nay, do đó, NHNN cần nới rộng biên độ điều chỉnh tỷ giá. Song điều này cũng khá rủi ro. Về vấn đề này, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế cho rằng, việc giữ tỷ giá ổn định trong bối cảnh đồng USD trên thế giới tăng không ngừng có thể khiến tiền đồng bị định giá cao trong năm 2015, gây thiệt cho xuất khẩu. Tuy nhiên, nếu điều chỉnh tỷ giá, xuất khẩu có thể được lợi, nhưng nhập khẩu lại tăng mạnh hơn, tác động bất ổn đến lạm phát. Cũng theo các chuyên gia kinh tế, việc NHNN công khai công bố chủ trương ổn định tỷ giá và biên độ điều chỉnh ngay từ năm, đồng thời thực hiện nghiêm cam kết ổn định tỷ giá thời gian qua đã tạo được niềm tin cho thị trường, dẹp được tâm lý đầu cơ tỷ giá. Tuy nhiên, với sự nhạy cảm và biến động không ngừng của tỷ giá, NHNN cũng cần cảnh giác, để có thể xử lý linh hoạt, kịp thời. <em itemprop="author"> Thùy Liên [/I]
Thùy Liên

Theo baodautu.vn