[IMG]Error Upload Image: Could not establish new file (files/2015/02/11/can-tet-lai-ngay-ngay-lo-atm-het-tien-1.jpg?nocached=1423618593) on local server. Be sure to CHMOD your directory to 777.[/IMG] Rục rịch báo lỗi Không nằm ngoài dự báo, gần Tết, tình trạng ATM trục trặc lại bắt đầu tái diễn. Chị Nguyễn Thu Thủy, công tác tại một tờ báo lớn trên địa bàn Hà Nội cho hay, ngày 7/2, chị cầm thẻ ATM BIDV đi rút tiền tại cây ATM của Ngân hàng VIB tại tòa nhà nhà 272 - Kim Mã (Ba Đình, Hà Nội), song ATM liên tục báo lỗi. Nhu cầu rút tiền qua máy ATM tăng đột biến những ngày áp Tết. Ảnh: Chí Cường Trước đó, chị Lan, chủ thẻ ATM của Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) cũng gặp phải cảnh ngộ tương tự khi rút tiền tại cây ATM của MB trên đường Lê Văn Lương (Tòa nhà Nam Cường). Theo phản ánh của các khách hàng, tình trạng ATM hết tiền có xu hướng tăng trong vòng 10 ngày trở lại đây, tại cả ngân hàng cổ phần lẫn các ngân hàng quốc doanh. Cuối tháng 1/2015, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có văn bản yêu cầu các ngân hàng thương mại bảo đảm hệ thống ATM hoạt động thông suốt, tiếp quỹ đầy đủ... trong dịp Tết Ất Mùi. Cơ quan này cũng cho biết sẽ tiến hành kiểm tra và xử phạt 15 triệu đồng đối với ngân hàng có máy ATM bị trục trặc mà không kịp khắc phục trong vòng 24 giờ. Tuy nhiên, theo nguồn tin của Báo Đầu tư, đến thời điểm này, vẫn chưa có ngân hàng nào bị xử phạt vì để ATM hết tiền theo quy định trên. Theo Phó thống đốc NHNN Đào Minh Tú, mỗi máy ATM chỉ có một lượng tiền nhất định, việc tiếp quỹ cho ATM cũng không đơn giản, mà phải tuân thủ quy trình, đảm bảo các yêu cầu như cơ cấu mệnh giá, chất lượng, phải có an ninh giám sát… Ngoài ra, ATM cũng có thể gặp nhiều vấn đề kỹ thuật, như đường truyền trục trặc do đào đường, hệ thống mạng chung có lúc không thông suốt… Vì vậy, nếu ATM hết tiền do chủ quan, thì cần được xử lý, song nếu ATM lỗi vì nguyên nhân khách quan, thì khách hàng cũng nên thông cảm. Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, giám đốc chi nhánh một ngân hàng TMCP quốc doanh cho hay: “Nhu cầu rút tiền mặt những tuần áp Tết tăng quá nhanh, nên nhiều khi ngân hàng không kịp đáp ứng. Đơn cử, một máy ATM của chúng tôi ở Bờ Hồ, lượng rút tiền những ngày cận Tết tăng gấp 5 lần vào ngày thường và gấp 4 lần ATM đặt tại nơi khác. Trong khi đó, giao thông những ngày Tết nhiều khi tắc nghẽn, nên không phải muốn tiếp tiền là có thể làm được ngay”. “Bệnh” ngậm tiền đã giảm bớt Các chuyên gia ngân hàng cho biết, việc ATM nghẽn mạng hay hết tiền tạm thời vào dịp áp Tết là khó khắc phục triệt để, bởi lưu lượng giao dịch tăng 2 - 3 lần so với bình thường. Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên Báo Đầu tư, tình trạng này đã giảm bớt trong dịp Tết năm nay. Theo các ngân hàng thương mại, áp lực rút tiền qua thẻ năm nay giảm hơn các năm trước, một phần do năm nay nghỉ Tết sớm, doanh nghiệp chi thưởng Tết rải đều trong 10 ngày trước Tết, thay vì tập trung vào ngày 26 - 28 tháng Chạp như năm ngoái. Bên cạnh đó, nhiều ngân hàng chủ động cử nhân viên đến tận các doanh nghiệp để trực tiếp chi trả lương tháng 2/1015 cho người lao động. Ngoài ra, như thường lệ, các ngân hàng cũng tăng gấp đôi cường độ tiếp quỹ những tuần áp Tết. “Vào những ngày cuối năm và chuẩn bị Tết Nguyên đán, Vietcombank liên tục tăng số lần tiếp quỹ vào máy ATM. Thậm chí, cả những này nghỉ Tết, Vietcombank luôn có đội trực nạp tiền vào máy ATM tại các chi nhánh”, đại diện Vietcombank cho biết. Để đảm bảo nhu cầu rút tiền cho người dân, Phó thống đốc NHNN Đào Minh Tú cũng nhắc nhở các ngân hàng tập trung cao độ cung ứng đủ tiền mặt cho hệ thống ATM, không để xảy ra tình trạng ATM hết tiền, nhất là tại các tỉnh có nhiều khu công nghiệp. Ngoài tăng cường tiếp quỹ, Phó thống đốc yêu cầu các ngân hàng cần triển khai nhiều giải pháp linh hoạt khác tại các địa bàn trọng điểm, như chuyển tiền đến thẳng phòng tài vụ của doanh nghiệp, triển khai ATM lưu động… Hiện cả nước có trên 79 triệu thẻ do 52 tổ chức phát hành, chủ yếu tập trung tại các thành phố lớn và các khu công nghiệp, khu chế xuất. <em itemprop="author"> Hà Tâm [/I]
Hà Tâm

Theo baodautu.vn