Năm 1986, Đảng quyết định đổi mới, chuyển hẳn sang kinh tế thị trường. Lúc đó nền kinh tế đang bị bao vây, suy thoái đến mức trì trệ, đồng tiền mất giá đến 700%. Muốn đổi mới phải có 3 khâu rất quan trọng: 1. Chống lạm phát thành công để ổn định tiền tệ. 2. Trước đây, Việt Nam là thành viên sáng lập ngân hàng ADB và là thành viên của Ngân hàng Thế giới, nhưng sau khi miền Nam giải phóng, Việt Nam không còn tham gia hai ngân hàng này nữa.






TS Cao Sỹ Kiêm, Nguyên Thống đốc NHNN




Nhiệm vụ của ta khi ấy ngoài việc chống lạm phát, còn phải làm thế nào trở lại được 2 tổ chức này. 3 là đổi mới hệ thống ngân hàng, đó là nhiệm vụ rất trọng đại của giai đoạn đó mà trước hết là giải quyết được vấn đề của Câu lạc bộ Paris và London đã. Một trong những điều kiện trở lại Quỹ tiền tệ Quốc tế, các tổ chức tiền tệ thế giới và các tổ chức tài chính là phải trả nợ được họ, trả nợ nhà nước là CLB Paris, trả nợ tư nhân là CLB London, phải trả nợ sòng phẳng cả về nhà nước và tư nhân. Một trong hai điều kiện được đưa ra là phải đổi mới hệ thống ngân hàng.
Từ sau năm 1986, khi Việt Nam đã thống nhất đất nước, ngành ngân hàng đã phát triển con đường của mình như thế nào, thưa ông?
Sau năm 1986, Việt Nam thực hiện chủ trương đổi mới nền kinh tế, ngân hàng là một trong những mũi nhọn phải đổi mới trước tiên, đòi hỏi nhiều đột phá.
3 yếu tố: sản xuất trì trệ, lạm phát cao có lúc tới 700%, như vậy phải khắc phục vấn đề về sản xuất và lạm phát trước đã, sau mới mở ra quan hệ lại với các tổ chức tiền tệ thế giới như Ngân hàng Thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Châu Á.\rĐồng thời là phải đổi mới toàn diện ngân hàng theo nguyên tắc kinh tế thị trường.
Tôi nhận nhiệm vụ vào giai đoạn đó, chúng ta đã thực hiện khá thành công. Trước hết là chống lạm phát, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Trung ương, công tác chống lạm phát của ngành ngân hàng thực sự có hiệu quả để chống lạm phát, suy thoái, để nền kinh tế đất nước đi lên.
Chúng ta có sáng tạo trong thu hút tiền về để cân bằng hệ thống tiền và hàng, trên cơ sở đó chúng ta phát triển sản xuất, huy động nguồn vốn trong nước và quốc tế để tăng trưởng, chúng ta bằng những biện pháp nghiệp vụ cụ thể và chuyên biệt, được định hướng, chỉ đạo bằng các nghị quyết của Trung ương cũng như của Chính phủ, chúng ta đã đưa lạm phát từ 700% xuống 6%.
Việc khôi phục vị trí của chúng ta ở các Quỹ tiền tệ Quốc tế, các tổ chức tiền tệ thế giới và các tổ chức tài chính, ta đã làm thành công ở CLB Paris, giải quyết thành công đổi mới hệ thống ngân hàng. Sau đó, chúng ta cũng đủ điều kiện trở lại Tổ chức ngân hàng thế giới, ngân hàng châu Á và Quỹ tiền tệ Quốc tế.
Từ đó, chúng ta có điều kiện đổi mới mạnh mẽ hệ thống ngân hàng về mặt kỹ thuật và hội nhập sâu với các nước, thế giới hợp tác với chúng ta mạnh mẽ hơn. Chúng ta cũng chuyển thành công từ ngân hàng một cấp sang ngân hàng hai cấp, từ ngân hàng chuyên môn là quản lý sang ngân hàng có kinh doanh theo nguyên tắc thị trường, phát triển mạnh mẽ các định chế tài chính và các tổ chức ngân hàng để hình thành cơ sở thị trường tiền tệ, thị trường tài chính trong nền kinh tế.
Cả 3 lĩnh vực ấy chúng ta đều giải quyết khá thành công và cũng có căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể của đất nước, cùng với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, chúng ta đã hoàn thành nhiệm vụ của giai đoạn lịch sử.
Ông có thể nói điều gì khi mà năm 2000 chúng ta phải đóng cửa hàng loạt quỹ tín dụng nhân dân?
Đây là bài học sâu sắc khi chúng ta bước sang kinh tế thị trường, hiểu biết về nền kinh tế thị trường, các tổ chức tín dụng, thể chế tài chính, tiền tệ trong kinh tế thị trường còn hạn chế nên chúng ta phát triển rất mạnh mẽ. Khi chúng ta mở ra, NHNN không quản lý được, việc cấp phép cho các tổ chức tín dụng hoạt động là do các địa phương, bộ ngành, nên trăm hoa đua nở, không có một cơ quan chuyên môn nào đứng ra quản lý, không hoạt động theo quy trình quy chuẩn rõ ràng, cho vay, huy động vốn cũng như sử dụng vốn lệch lạc, không nguyên tắc nên đổ vỡ hàng loạt, cho vay không thu lại được, nhất là các trung tâm kinh tế, văn hóa như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Tiền Giang…
Người ta không biết tổ chức tín dụng ấy của cơ quan nào, nhưng cứ thấy hoạt động tiền tệ thì nghĩ là của ngân hàng, mà ngân hàng không quản lý, chỉ đạo được. Đấy là bài học trong quá trình phát triển hệ thống ngân hàng của chúng ta và đến bây giờ vẫn còn nguyên giá trị vì chúng ta mở ra ngân hàng là chúng ta phải quản lý được, phải kịp thời có thể chế, bộ máy, mô hình và con người đủ sức đảm đương thì mới có thể thành công, nếu không sẽ bị hậu quả và rủi ro lớn.
Vân Linh

Theo baodautu.vn