Một trong những nguyên nhân lý giải cho vấn đề trên chính là đến thời điểm này nhân sự cấp cao của Eximbank vẫn chưa được phê chuẩn, cho dù trước đó báo cáo UBCNN, HOSE, Eximbank đã cho biết, danh sách các ứng cử viên ứng cử thành viên HĐQT nhiệm kỳ mới giai đoạn 2015-2020.
Trước đó, trong danh đưa ra của Eximbank, có 2 ứng cử viên đề từ Nam A Bank là ông Trần Ngô Phúc Vũ và ông Trần Ngọc Tâm, lần lượt là nguyên CEO và Phó tổng giám đốc của Nam A Bank.
Theo đó, hồ sơ các ứng viên nhân sự dự kiến làm thành viên HĐQT Eximbank nhiệm kỳ IV có 6 người gồm:
1. Ông Naoki Nishizawa, với tỷ lệ cổ phần có biểu quyết đề cử 10,0496% (đại diện phần vốn của tổ chức).
2. Ông Yasuhiro Saitoh, với tỷ lệ cổ phần có biểu quyết đề cử 10,0495% (đại diện phần vốn của tổ chức).
3. Ông Phạm Hữu Phú, với tỷ lệ cổ phần có biểu quyết đề cử 10,1099% (trong đó cá nhân chiếm 8,1290%).
4. Ông Trần Ngọc Tâm (nguyên Phó tổng giám đốc Nam A Bank vừa từ nhiệm ngày 24/3), với tỷ lệ cổ phần có biểu quyết đề cử 10,3938% (trong đó tổ chức chiếm 7,5389%).
5. Ông Trần Ngô Phúc Vũ (nguyên Tổng giám đốc Nam A Bank), với tỷ lệ cổ phần có biểu quyết đề cử 10,0348% (trong đó tổ chức chiếm 8,4%).
6. Ông Lê Minh Quốc, với tỷ lệ cổ phần có biểu quyết đề cử 10,229% (trong đó tổ chức chiếm hơn 9%).







Với 2 ứng viên ứng cử vào HĐQT nhiệm kỳ mới của Eximbank đến từ Nam A Bank, nhiều người liên tưởng đến cuộc hôn nhân giữa 2 nhà băng này sắp đến hồi kết. Đặc biệt, tại ĐHCĐ bất thường Nam A Bank diễn ra ngày 15/7 vừa qua, Chủ tịch HĐQT Nam A Bank đã bất ngờ từ nhiệm. Ông Toàn được bổ nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT của Nam A Bank từ ngày 27/3/2015 tại kỳ họp ĐHCĐ thường niên năm 2014 của Nam A Bank.
Việc ông Toàn bất ngờ thôi nhiệm chức danh thành viên HĐQT Nam A Bank trong kỳ ĐHCĐ thường niên vào ngày 15/7 tới khiến thị trường liên tưởng đến việc, nhiều khả năng việc miễn nhiễm chức danh thành viên HĐQT đối với ông Toàn có liên quan đến ghế “nóng” của Eximbank.
Tuy nhiên, theo một nguồn tin đáng tin cậy đến thời điểm này, NHNN vẫn chưa chuẩn y nhân sự cấp cao HĐQT Eximbank nhiệm kỳ mới. Vì vậy, ĐHCĐ thường niên lần này của Eximbank không có nội dung bàn đến vấn đề này và khả năng ghế "nóng" Eximbank vẫn do người cũ tiếp tục điều hành.
Nhưng cũng không loại trừ sau ĐHCĐ thường niên, Eximbank sẽ tiến hành ĐHCĐ bất thường để bàn về nhân sự cấp cao như trường hợp của Nam A Bank vừa rồi.
Chính vì thế, thông tin trên thị trường cho rằng, việc ĐHCĐ thường niên của Eximbank ngày 21/7 không bàn về nhân sự cấp cao cũng không có nghĩa là nhân sự cấp cao HĐQT Eximbank sẽ không thay đổi trong thời gian tới.
Một nguồn tin đáng tin cậy cho biết, kết thúc 2 quý đầu năm nay, lợi nhuận Eximbank đạt mức 600 tỷ đồng trước thuế sau trích dự phòng.
Trước đó, Eximbank đã lên kế hoạch họp vào ngày 22/4/2015, nhưng trước thềm Đại hội 2 ngày, Eximbank đã thông báo lùi thời gian tổ chức với lý do chưa được NHNN chuẩn y về nhân sự nhiệm kỳ mới, nên phải hoãn để chuẩn bị tốt hơn.
Theo giải trình của Eximbank gửi HOSE, đến ngày 2/6, Ngân hàng tiếp tục có tờ trình xin NHNN sẽ tiến hành ĐHCĐ trong ngày 26/6, song sau đó cũng hoãn vì NHNN chưa chấp thuận danh sách HĐQT và Ban kiểm soát nhiệm kỳ mới.
Eximbank được cho là sẽ sáp nhập với Nam A Bank. Tuy nhiên, đến thời điểm này vẫn chưa bên nào xác nhận thông tin trên.
Mọi vấn đề sẽ được làm sáng tỏ trong kỳ ĐHCĐ thường niên của Eximbank diễn ra vào sáng mai, 21/7.
Thùy Vinh

Theo baodautu.vn