Ông Bình sinh năm 1959, là cử nhân Kinh tế. Ông Bình là người đã gắn bó với DongABank ngay từ những ngày đầu thành lập. Ông Bình được bổ nhiệm chức vụ Tổng giám đốc từ năm 1998, và là Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị từ năm 2013. Trước đó, ông Bình là Phó Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc DongA Bank.






\r




Bà Nguyễn Thị Ngọc Vân, sinh năm 1970, là Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh, nắm giữ vị trí Phó tổng Giám đốc thường trực. Theo báo cáo quản trị của ngân hàng, bà Vân được bổ nhiệm vị trí này từ năm 2001.
Cuối tuần trước, NHNN đã phát đi thông báo công bố kết luận thanh tra với DongA Bank và quyết định kiểm soát đặc biệt với ngân hàng này từ ngày 13/8/2015.
Theo đó, NHNN sẽ miễn nhiệm, đình chỉ nhiều chức danh lãnh đạo chủ chốt của DongA Bank và phối hợp với các cơ quan xử lý tập thể, cá nhân vi phạm gây thất thoát tài sản của nhà nước và nhân dân. Cơ quan này cũng cho biết, sẽ cử cán bộ BIDV đảm nhiệm vị trí lãnh đạo chủ chốt để quản trị, điều hành, kiểm soát DongA Bank.
Kết quả thanh tra cho thấy, trong giai đoạn 2012 trở về trước, DongA Bank đã có nhiều vi phạm pháp luật về quản lý tài chính, cấp tín dụng và hoạt động kinh doanh khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình tài chính và hoạt động của Ngân hàng.
NHNN cam kết bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền, các quyền, nghĩa vụ kinh tế của các bên có liên quan theo quy định của pháp luật, đồng thời tái cơ cấu toàn diện DongA Bank để ngân hàng này hoạt động an toàn, lành mạnh và phát triển bền vững.
Vì vậy, giám đốc Ban Quản lý rủi ro BIDV hội sở chính ông Võ Hải Nam đã được NHNN chỉ định chức vụ Tổng giám đốc DongA Bank thay thế ông Bình. Còn ông Phạm Thế Nguyên, Phó giám đốc Chi nhánh Sở Giao dịch 2 BIDV sẽ giữ chức vụ Phó tổng giám đốc thay bà Vân.
Lợi nhuận trước thuế 7 tháng đầu năm 2015 hợp nhất đạt 106 tỷ đồng, trong đó ngân hàng và 2 công ty trực thuộc là Công ty Chứng khoán Đông Á và Kiều hối Đông Á đều có lợi nhuận.
Ngày 14/8, sau khi thông tin NHNN kiểm soát đặc biệt DongA Bank được phát đi, ngay lập tức nhà băng này cũng đưa ra thông điệp trấn an khách hàng và cam kết đảm bảo tính thanh khoản.
DongABank cho biết, ngân hàng cam kết bảo đảm tính thanh khoản. NHNN cũng khẳng định sẽ hỗ trợ DongABank triển khai đồng bộ các giải pháp cần thiết nhằm đảm bảo hoạt động của ngân hàng được an toàn.
DongABank cho biết đã tiếp nhận kết quả chính thức từ Ban Thanh tra NHNN vào ngày 13/8 về công tác thanh tra DongABank từ 2011 đến 30/7/2014.
Từ 1/8/2014 tới nay, DongABank đã tích cực thực hiện các biện pháp triệt để để giải quyết các vấn đề tồn đọng.
Hiện tại, lãnh đạo ngân hàng và nhân sự vẫn đang tập trung công tác và tích cực hợp tác, tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu, kiến nghị từ NHNN trong việc thực hiện các giải pháp cần thiết để đảm bảo hoạt động an toàn của DongABank.
DongABank cho biết, ngân hàng cam kết bảo đảm tính thanh khoản. NHNN cũng khẳng định sẽ hỗ trợ DongABank triển khai đồng bộ các giải pháp cần thiết nhằm đảm bảo hoạt động của ngân hàng được an toàn và bảo vệ đầy đủ quyền lợi của người gửi tiền, các quyền, nghĩa vụ kinh tế của các bên liên quan.
Trong quá trình NHNN và DongA Bank thực hiện giải pháp tái cơ cấu toàn diện, mọi hoạt động của ngân hàng vẫn diễn ra bình thường, đáp ứng đầy đủ, nhanh chóng và kịp thời các nhu cầu của khách hàng.
Kết thúc 7 tháng đầu năm nay, tổng tài sản đạt 89.817 tỷ đồng, tăng 3,26%; huy động vốn tăng 5,49% so đầu năm 2015; tín dụng tăng 1%.
Được thành lập và chính thức đi vào hoạt động vào năm 1992, với số vốn điều lệ 20 tỷ đồng, đến nay DongA Bank có vốn điều lệ 5.000 tỷ đồng, tổng tài sản gần 90.000 tỷ đồng. Năm 2014, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt 35 tỷ đồng, giảm 96% so với năm 2013. Với kết quả này, DongA Bank không trả cổ tức cho cổ đông.
Trong kỳ ĐHCĐ thường niên 2015 diễn ra ngày 21/7 vừa qua, DongA Bank đã trình xin ý kiến cố đông thông qua vấn đề tiếp tục triển khai kế hoạch tăng vốn điều lệ qua việc kêu gọi thêm nhà đầu tư mới làm cơ sở giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngân hàng trong tương lai. Cụ thể: việc tăng vốn điều lệ từ 5.000 tỷ đồng lên 10.000 tỷ đồng được thực hiện theo 03 đợt: Đợt 1: Tăng vốn điều lệ từ 5.000 tỷ đồng lên 6.000 tỷ đồng. Trong đó, có sự góp vốn 1.000 tỷ đồng của Kinh Đô.
Đợt 2: tăng vốn điều lệ từ 6.000 tỷ đồng lên 8.000 tỷ đồng sẽ được triển khai ngay sau khi DongA Bank phát hành thành công đợt tăng vốn điều lệ lên 6000 tỷ đồng Đợt 3: Tăng vốn điều lệ từ 8.000 tỷ đồng lên 10.000 tỷ đồng sẽ được triển khai ngay sau khi DongA Bank phát hành thành công đợt tăng vốn điều lệ lên 8.000 tỷ.
Việc tìm kiếm đối tác trong và ngoài nước để phát triển cũng là vấn đề được DongA Bank quan tâm trong năm 2015, nhằm xử lý nợ xấu, cũng cố ngân hàng. Trong đó, đáng lưu ý là khoản nợ xấu từ Phát Đạt. Vì thế, ông Trần Phương Bình, nguyên Tổng giám đốc DongA Bank cho biết, nếu được sự chấp thuận của NHNN, Chính phủ, DongA Bank sẽ bán 49% cho cổ đông chiến lược ngoài cùng với đó Kinh Đô sẽ góp vốn 1.000 tỷ đồng trong đợt tăng vốn theo kế hoạch dự kiến của DongA Bank sắp tới, nhằm mục đích xử lý nợ xấu và tái cơ cấu lại ngân hàng.
Năm 2015 cũng là năm HĐQT DongA Bank hết nhiệm kỳ, tuy nhiên trong kỳ ĐHCĐ mới đây vẫn chưa tiến hành bầu cử cho đến khi có sự tham gia của nhà đầu tư mới góp vốn vào và sẽ tổ chức ĐHCĐ bất thường để xin ý kiến cụ thể.\r\r
Vân Linh

Theo baodautu.vn