Có rất nhiều người cho rằng, để được tuyển dụng thì chỉ cần một CV hoàn hảo là đã có thể thành công. Xong thực tế không phải vậy, có rất nhiều người tuy CV không quá tốt nhưng biểu hiện tại vòng phỏng vấn vẫn đưa họ tới với công việc yêu thích đấy. Trong đó, một trong những giai đoạn mà nhiều người có thể đánh rơi cơ hội chính là phỏng vấn với nhà tuyển dụng. Họ hoang mang không biết nhà tuyển dụng sẽ hỏi điều gì để chuẩn bị câu trả lời. Để làm tốt việc đó, bạn cần biết trước một vài vấn đề mà nhà tuyển dụng thường sẽ quan tâm ở người phỏng vấn. Và điều đó hiện đã có trong bài viết dưới đây, đọc ngay nhé.

>>> Xem thêm : tìm việc - ứng viên nên tìm hiểu nhà tuyển dụng như thế nào?

Nếu bạn là nhà tuyển dụng, chắc chắn cũng sẽ quan tâm tới kinh nghiệm của người phỏng vấn. giữa người có kinh nghiệm và chưa có trải nghiệm gì với công việc thì hiểu nhiên người thứ nhất vẫn có ưu thế hơn. Vậy nên, hãy chú ý liệt kê càng nhiều càng tốt những kinh nghiệm, tích lũy của bản thân đối với công việc mà mình hướng tới. Điều đó cũng sẽ nâng cao khả năng trúng tuyển của bạn.





Trong các yếu tố quyết định khả năng được nhận của bạn, trình độ chuyên môn và kỹ năng chiếm tới 35% thành công. Rất nhiều nhà tuyển dụng coi trọng điều này hơn hẳn bằng cấp và bạn cũng cần biết rằng đây là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau. Tấm bằng bạn cầm trên tay chỉ thể hiện quá trình học tập của bạn ở trường học. Còn trình độ chuyên môn sẽ cho thấy bạn có khả năng làm việc tới đâu và đây mới là thứ mà nhà tuyển dụng cần biết. Nếu bạn có chuyên môn nhưng chưa sâu thì bạn vẫn còn khả năng được nhận, vì điều đó hoàn toàn có thể tích lũy trong quá trình làm việc. Tuy nhiên, khả năng này là 0 nếu bạn không cả chuyên môn hay kỹ năng.

Xây dựng môi trường làm việc văn minh, văn hóa là điều mà bất cứ công ty, doanh nghiệp nào cũng hướng tới. Đây là yếu tố tạo nền móng cho sự phát triển lâu dài của công ty. Vậy nên, ứng cử viên cũng cần nghiên cứu thêm về điều này. Vậy chúng ta có thể tìm hiểu thông tin này thông qua đơn vị nào? Bạn có thể hỏi qua từ phòng hành chính nhân sự cũng như chính những nhân viên đang hoạt động trong doanh nghiệp. Hãy nhấn mạnh vào các quy tắc ứng xử đang được áp dụng. Như vậy thì bạn cũng đã một phần nào hiểu về cơ cấu tổ chức của ho, biết được nên làm những gì và làm như thế nào.

Vấn đề thứ ba bạn cần nghiên cứu trước cuộc phỏng vấn đó chính là người sẽ trực tiếp tham gia phỏng vấn bạn. Tại sao lại phải nghiên cứu về điều này, đó là vì nó sẽ giúp bạn hiểu được đôi phần mình sẽ phải đối mặt với ai cũng như có chuẩn bị tốt hơn. Những người ở chức vụ càng cao tham gia phỏng vấn sẽ hơi có phần khó tính hơn, yêu cầu cao hơn cũng như có sự sắc sảo trong từng câu hỏi. Như vậy, bạn buộc phải chuẩn bị tốt hơn nữa mới làm hài lòng họ. Đồng thời, nắm được những thông tin về chức vụ, thời gian làm việc cũng như chuyên môn sẽ giúp bạn có được những câu hỏi thông minh hơn đấy.

Hãy bỏ thời gian nghiên cứu thêm về quá trình phỏng vấn của mình. Chúng cho phép bạn xây dựng được một kịch bản, chuẩn bị đầy đủ hơn. Và tất nhiên càng chuẩn bị đầy đủ, chu đáo thì việc phỏng vấn chắc chắn không làm khó được bạn nữa đâu. Bạn cũng có thể thông qua các thông tin tuyển dụng trước đó của họ hay những tin được đăng trên website để nắm rõ hơn.

Nhà tuyển dụng cũng quan tâm nhiều tới việc bạn có mong muốn như thế nào trong công việc. Nếu là một người có tính cầu tiền, chắc chắn bạn sẽ gây được ấn tượng tốt, vì điều đó cho thấy khả năng cống hiến trong công việc. Luôn thể hiện mình là người tự tin sẽ giúp bạn nhận được sự chú ý từ nhà tuyển dụng, cũng khiến bạn trở nên thành công hơn.

>>> Xem thêm : tuyển dụng assistant brand manager - Những điểm mạnh nên đưa ra trong các cuộc phỏng vấn

Bài viết cùng chuyên mục: