Dù là đánh guitar hay thổi sáo, chơi một nhạc cụ nào đó sẽ giúp tăng cường khả năng nhớ lại trí nhớ của bạn và bảo vệ nó khỏi tác hại của lão hóa. Bởi quá trình học nhạc cụ bao gồm một danh sách phức tạp các nhiệm vụ (như đặt ngón tay và đọc các nốt nhạc), do đó, bộ não của bạn phải làm việc nhiều hơn và học ghi nhớ rất tốt. Theo thời gian, não của bạn sẽ học được cách thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng lúc mà không bị quá tải và bạn sẽ nhớ thông tin lâu hơn. Ngoài ra, chơi trong một nhóm nhạc (như trong một dàn nhạc) cũng củng cố khả năng của bạn khi mà bạn phải xử lý thông tin trong một bối cảnh phức tạp hơn.

>>> Xem thêm: tiếng dế kêu thư giãn

>>> Xem thêm: tiếng mưa rơi dễ ngủ

>>> Xem thêm: tiếng chim hót thư giãn

2.2. Luyện tập âm nhạc giúp bạn trở nên thông minh hơn
Học một nhạc cụ giống như một Thế vận hội Olympic cho trí óc. Nó dạy cho não bộ cách giải quyết vấn đề, đó là lý do tại sao những người đã qua đào tạo về âm nhạc thường giỏi toán, khoa học và kỹ thuật hơn trong cuộc sống. Tuy nhiên, thời gian là tất cả: Kết quả sẽ tốt hơn khi bạn bắt đầu ở độ tuổi trẻ hơn. Trí óc của trẻ em vẫn đang trong quá trình hình thành. Bộ não của chúng vẫn đang tích cực phát triển và được nhào nặn. Luyện tập âm nhạc cường độ càng cao thì não bộ của trẻ càng phát triển. Petr Janata, một nhà khoa học thần kinh nhận thức tại Trung tâm Tâm trí và Não bộ thuộc Đại học California Davis cho biết: "[Trong đào tạo âm nhạc], cơ thể bạn đang yêu cầu một loạt các hệ thống nhận thức cốt lõi tham gia... Đã có những nghiên cứu cho thấy, thời điểm trí nhớ qua lời nói của những đứa trẻ học nhạc đã tăng lên."

Tuy nhiên, người lớn vẫn có thể hưởng lợi từ việc đào tạo âm nhạc, bởi vì tâm trí luôn linh hoạt trong suốt cuộc đời của chúng ta. Giữ cho bộ nhớ của bạn luôn hoạt động sẽ giúp làm chậm quá trình suy giảm nhận thức. Vì vậy, không bao giờ là quá muộn để gặt hái những lợi ích từ âm nhạc.

2.3. Hát nhóm giúp bạn hạnh phúc hơn
Hành động ca hát sẽ truyền rung động qua cơ thể, đồng thời làm giảm mức độ cortisol (hormone căng thẳng) và giải phóng endorphin, khiến chúng ta cảm thấy mãn nguyện. Sự thay đổi giai điệu của một nhóm hát làm tiết nhiều dopamine trong cơ thể, dẫn đến cảm giác hưng phấn. Nghiên cứu cho thấy rằng, hát hợp xướng cũng giải phóng kháng thể s-IgA, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của chúng ta - đặc biệt là khi bài hát đang được chơi. Các bác sĩ cho biết, ca hát cũng giúp giải phóng oxytocin (hormone tình yêu), vì vậy, ngay cả khi hát một mình cũng có thể giúp cải thiện tâm trạng ngay lập tức.

2.4. Nghe nhạc xoa dịu nỗi đau
Bạn hay nghe những bản nhạc yêu thích của mình trên đường đi làm? Đó không đơn giản chỉ là một trò tiêu khiển thú vị - một nhóm các nhà nghiên cứu Thụy Điển đã phát hiện ra rằng, thường xuyên nghe nhạc bạn thích sẽ làm giảm mức cortisol của bạn. Nó cũng có thể là một liều thuốc giảm đau tuyệt vời bằng cách vừa làm bạn mất tập trung và vừa thúc đẩy cảm xúc tích cực của bạn. Âm nhạc cũng có khả năng khơi gợi nỗi nhớ. Nỗi nhớ về bản chất là một cơ chế giúp mang lại ý nghĩa trong cuộc sống và giúp chúng ta vượt qua những khoảng thời gian khủng hoảng của mình.

2.5. Đánh trống có thể khởi động chức năng não bộ
Bộ não đồng bộ hóa một cách bản năng theo nhịp điệu, bất kỳ và tất cả các loại nhịp điệu - điều này giải thích tại sao bạn sẽ đi bộ (hoặc chạy) theo một nhịp điệu nào đó trong tiềm thức. Vì vậy, âm nhạc có nhịp điệu (chẳng hạn như tiếng trống) tác động vào não bộ theo một cách rất đặc biệt. Các nhạc cụ bộ gõ dễ học hơn rất nhiều so với đàn cello và bạn có thể nhận được kết quả ngay lập tức từ sự kết hợp của âm thanh, độ rung và trải nghiệm hình ảnh.

Trên thực tế, các nhà trị liệu sử dụng tiếng trống để tiếp cận những bệnh nhân bị sa sút trí tuệ nặng và Alzheimer, những người thường không phản ứng với kích thích bên ngoài. Nhà trị liệu âm nhạc thần kinh Kimberly Sena Moore nhớ lại một buổi học tại nhà của một cựu chiến binh, nơi những bệnh nhân Alzheimer bị suy giảm nghiêm trọng đã được khuấy động bằng một bài tập đánh trống đơn giản. "Tất cả đều nằm trong một vòng tròn kết nối và bạn có thể thấy sự thay đổi của họ ngay lập tức," cô nói. "Đã có nhiều giao tiếp bằng mắt hơn, có một số người nở nụ cười, có sự tương tác xã hội ở họ, họ cũng chú ý và phản hồi tiếng trống bên trong chính bản thân họ và những gì người khác đang làm. Đó là phản hồi cảm giác tự động." Mặc dù vậy, đánh trống không chỉ mang lại lợi ích cho những người bị sa sút trí tuệ hoặc mắc bệnh Alzheimer. Các nghiên cứu chứng minh rằng, đánh trống là một liều thuốc giảm căng thẳng tuyệt vời ngay cả đối với những người có bộ não khỏe mạnh.

Khi nói đến âm nhạc như một liệu pháp, đánh trống là phương pháp được lựa chọn nhưng việc rèn luyện âm nhạc nói chung cũng có sức mạnh tái tạo đáng kinh ngạc đối với tâm trí con người. Các chuyên gia vẫn đang cố gắng tìm hiểu cách bộ não của chúng ta có thể nghe và chơi nhạc. Hệ thống âm thanh nổi tạo ra các rung động truyền trong không khí và bằng cách nào đó đi vào bên trong ống tai. Những rung động này làm kích thích màng nhĩ và được truyền thành tín hiệu điện truyền qua dây thần kinh thính giác đến thân não, nơi nó được tập hợp lại thành thứ mà chúng ta cảm nhận được như âm nhạc. Chúng ta chỉ biết rằng, âm nhạc thực sự có thể thay đổi nhiều mặt trong đời sống hàng ngày của mỗi người và chúng ta nên tận dụng nó để phát triển sức khỏe bản thân cả về thể chất lẫn tinh thần.