Tổng quan:

Trong bối cảnh nhu cầu năng lượng của Việt Nam ngày một gia tăng, khả năng cung cấp các nguồn năng lượng nội địa hạn chế (trữ lượng dầu/khí/than đang dần cạn kiệt) trong khi tiềm năng nguồn Năng lượng tái tạo của Việt Nam rất lớn kèm theo nhu cầu sử dụng điện cho sản xuất rất cao thì việc xem xét khai thác nguồn Điện năng lượng mặt trời Quảng Ngãi sẵn có cho sản xuất điện là rất khả thi cả về công nghệ lẫn hiệu quả kinh tế và môi trường.



Trong các năm gần đây, các công nghệ NLTT, trong đó công nghệ Năng lượng mặt trời (NLMT) có tốc độ tăng trưởng cao và liên tục dẫn đến chi phí lắp đặt hệ thống NLMT ngày càng giảm.

Theo Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030 (Tổng sơ đồ phát triển điện 7 hiệu chỉnh). Kế hoạch và mục tiêu cho điện mặt trời quyết định này đã nêu rõ: Đưa tổng công suất nguồn điện mặt trời từ mức không đáng kể hiện nay lên khoảng 850MW vào năm 2020, khoảng 4.000 MW vào năm 2025 và khaongr 12/000 MW vào năm 2030; Điện năng sản xuất từ nguồn điện mặt trời chiếm tỷ trọng khoảng 0,5% năm 2020, khoảng 1,6% vào năm 2025 và khoảng 3,3% vào năm 2030.

Việc phát triển Năng lượng tái tạo nói chung và Năng lượng mặt trời nói riêng là định hướng phát triển chung của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tổng Công ty Phát điện 3 trong thời gian tới.

Các công nghệ Năng lượng mặt trời

Hiện nay, công nghệ Pin năng lượng mặt trời Quảng Ngãi phục vụ cho sản xuất điện được phân chia thành 2 loại: (1) Công nghệ quang điện (Solar Photovoltaic, PV); (2) Công nghệ NLMT hội tụ (Concentrating Solar Thermal Power, CSP) hay công nghệ nhiệt điện mặt trời.



Công nghệ quang điện

Thiết bị thu và chuyển đổi lắp đặt điện mặt trời quảng ngãi là các mô đun pin mặt trời (PMT), nó biến đổi trực tiếp NLMT thành điện năng (dòng một chiều, DC). Nhờ các bộ biến đổi điện (Inverter) dòng điện DC được chuyển thành dòng xoay chiều, AC. Dàn PMT gồm nhiều mô đun PMT ghép nối lại, có thể có công suất từ vài chục W đến vài chục MW. Hệ nguồn này có cấu trúc đơn giản, hoạt động tin cậy và lâu dài, công việc vận hành và bảo trì bảo dưỡng cũng đơn giản và chi phí rất thấp.

Hiện tại, công nghệ tinh thể bán dẫn silicon - crystalline silicon (c-Si) và công nghệ màng mỏng thin-film (TF) chiếm đa số trên thị trường PV. Công nghệ c-Si PV sử dụng vật liệu silicon có độ tinh khiết cao được dùng làm tế bào quang điện. Công nghệ TF gồm các màng mỏng bằng vật liệu bán dẫn phủ bên ngoài các chất nền rẻ tiền, kích thước lớn như thủy tinh, polymer hoặc kim loại. Trong đó, công nghệ c-Si lâu đời hơn và hiện là công nghệ chiếm 85-90% thị phần.

CÔNG TY GREENSOLAR QUẢNG NGÃI

Địa chỉ: 63 Lê Lợi, P. Chánh Lộ, Tp. Quảng Ngãi, Quảng Ngãi

Tel: (0255) 6 299 799

Hotline: 094 814 17 19

Email: greensolarqng@gmail.com

Website: www.greensolarqng.com

Website: www.dennangluongquangngai.com